a) Hãy nêu sự khác biệt giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.
b) Vì sao kim loại có tính dẫn điện, trong khi hầu hết các phi kim không dẫn điện?
a) Trong tinh thể kim loại, lực hút tĩnh điện giữa các ion dương ở nút mạng với các electron hoá trị chuyển động tự do tạo nên liên kết kim loại.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
b) Dựa vào electron tự do để trả lời câu hỏi.
a) So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:
- Giống nhau: có sự dùng chung electron.
- Khác nhau:
+ Liên kết cộng hóa trị: dùng chung electron giữa hai nguyên tử tham gia liên kết.
+ Liên kết kim loại: dùng chung toàn bộ electron hóa trị trong nguyên tử kim loại.
b) - Trong tinh thể kim loại, các electron tự do chuyển động từ hỗn loạn, sang có hướng khi đặt một hiệu điện thế ở hai đầu kim loại nên kim loại có tính dẫn điện.
- Phi kim có độ âm điện lớn hơn kim loại, do đó các electron bị hút chặt hơn và gần như cố định tại chỗ, do đó hầu hết phi kim không có electron tự do như kim loại nên không dẫn điện.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.
(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.
(4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các phi kim thuộc cùng một chu kì.
(5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).
Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hóa trị tự do chuyển động theo một hướng hay theo nhiều hướng?
Cho các phát biểu sau về tinh thể kim loại M:
(1)Trong tinh thể kim loại M có các cation Mn+ và các electron hoá trị tự do.
(2)Trong tinh thể kim loại M có các electron hoá trị chuyển động tự do.
(3)Các cation Mn+ chuyển động tự do trong mạng tinh thể kim loại.
(4)Lực hút giữa cation Mn+ và electron hoá trị tự do trong tinh thê kim loại M phụ thuộc vào độ âm điện của kim loại M.
(5)Tinh thể kim loại M trung hoà về điện.
(6)Trong tinh thể kim loại M, các cation Mn' và electron hoá trị tự do được phân bố theo trật tự nhất định.
Số phát biểu đúng là
Mạng tinh thể kim loại gồm có
Một kim loại có cấu trúc lập phương tâm khối có độ dài cạnh là 5,065.10-8 cm và khối lượng riêng là 3,51 g/cm3. Xác định khối lượng nguyên tử kim loại
Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mạng tinh thể kim loại
a) Liên kết kim loại là liên kết cộng hóa trị đều có sự tham gia của các electron.
b) Liên kết kim loại khác với liên kết cộng hóa trị ở số electron dùng chung
c) Liên kết kim loại và liên kết ion đều sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
d) Liên kết kim loại khác với liên kết ion ở loại hạt mang điện tham gia.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Trong mạng tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do
A. sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại cạnh nhau.
B. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị ở các nút mạng với các ion dương kim loại chuyển động tự do.
C. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
D. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Trong tinh thể kim loại
A. các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hóa trị chuyển động tự do xung quanh.
B. các electron hóa trị ở các nút mạng và các ion dương kim loại chuyển động tự do.
C.các electron hóa trị và các ion dương kim loại chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
D. các electron hóa trị nằm ở giữa các nguyên tử kim loại cạnh nhau.
Trong định nghĩa về liên kết kim loại: “ Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron...(1)... với các ion...(2)... kim loại ở các nút mạng.
Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) là
A. ngoài cùng, dương B. tự do, dương.
C. hóa trị, lưỡng cực. D. hóa trị, âm.
Hình vẽ nào sau đây có thể được dùng để mô tả cấu trúc tinh thể kim loại?
A.
B.
C.
D.
Một chỉ vàng 9999 tương ứng với 3,75 gam vàng nguyên chất có D = 19,32 g/cm3 có thể dát mỏng thành một tấm lá vàng rộng bao nhiêu m2 biết độ dày của tấm lá vàng là 1.10-4 mm
Thành phần nào sau đây không có trong mạng tinh thể kim loại?