Xác định ngôi kể, điểm nhìn được nhà văn lựa chọn và ý nghĩa của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện thực theo khám phá quan niệm của ông.
Đọc đoạn trích và xác định xem người kể ở đây là nhân vật hay một người khác chứng kiến câu chuyện từ đó rút ra ý nghĩa trong quan niệm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Cách 1
- Nhà văn đã dùng ngôi kể thứ ba để kể lại toàn bộ sự việc, hóa thân thành người chứng kiến toàn bộ câu chuyện
- Tác dụng:
+ Ngôi kể thứ ba cho phép tác giả có cái nhìn chân thực và toàn diện về các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện, đối với đoạn trích, ngôi kể này đã khắc họa lên sự thối nát của xã hội Đương thời thông qua các nhân vật. Đó là sự đểu cáng của Xuân, sự hèn nhát của các quan chứng nhà nước. Điều này giúp độc giả có cái nhìn tổng quan, không bị giới hạn bởi suy nghĩ hay cảm xúc của một nhân vật cụ thể, đánh giá được hiện thực mà nhà văn muốn phơi bày.
+ Ngôi kể thứ ba mở rộng khả năng của tác giả để thay đổi góc nhìn và chuyển đổi giữa các nhân vật. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về nhiều ý kiến, tâm trạng và suy nghĩ của các nhân vật. Trong đoạn trích, nhà văn đã cho độc giả thấy được diễn biến tâm trạng bực tức của Vua Xiêm khi tuyển thủ của mình sắp thua, sự lo lắng hớt hải của quan chức nhà nước cho đến sự khó hiểu của ông Văn Minh, tất cả đều được khắc họa rõ nét.
- Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng điểm nhìn toàn tri để diễn tả lại sự việc, đó là điểm nhìn khi người kể chuyện dùng ngôi thứ ba để kể nhưng họ biết nhiều hơn nhân vật, biết tất cả mọi điều.
- Tác dụng:
+ Việc sử dụng điểm nhìn toàn tri cho phép tác giả mô tả và đánh giá hiện thực từ nhiều góc độ từ đó phê phán và chỉ ra những vấn đề xã hội xuất hiện trong xã hội đương thời. Trong thời kì này “Cũ mới tranh nhau”, “Á - Âu xáo trộn” khiến cuộc sống lúc bấy giờ giống như một mớ hỗn độn tạp nham mà tác giả cho rằng đó là “cái xã hội đen tối, thối nát”. Điểm nhìn toàn tri sẽ giúp nhà văn vạch trần những mảng tối trong hiện thực đồng thời thể hiện sự khinh bỉ đối với xã hội lúc bấy giờ.
+ Điểm nhìn toàn tri giúp tác giả tránh được sự thiên lệch và chủ quan trong việc diễn đạt ý kiến. Điều này tạo ra một cái nhìn khách quan và đồng thời giúp độc giả tự tìm hiểu và đánh giá về hiện thực
Cách 2- Ngôi kể thứ ba - người kể chuyện hàm ẩn => ý nghĩa: người kể đứng ngoài câu chuyện, dẫn dắt người đọc theo từng tình tiết câu chuyện nhưng vẫn lồng ghép để bộc lộ được tư tưởng, quan niệm của nhà văn.
- Điểm nhìn trần thuật: Khách quan dựa theo cái nhìn của một người bên ngoài => ý nghĩa: để thể hiện được giọng điệu châm biếm, đả kích của nhà văn.
Cách 3- Ngôi kể: Nhà văn đã dùng ngôi kể thứ ba để kể lại toàn bộ sự việc, hóa thân thành người chứng kiến toàn bộ câu chuyện.
- Tác dụng:
+ Giúp tác giả có cái nhìn chân thực và toàn diện về các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện => Khắc họa sự thối nát của xã hội đương thời: sự đểu cáng của Xuân; sự hèn nhát của quan chức nhà nước.
+ Mở rộng khả năng của tác giả để thay đổi góc nhìn và chuyển đổi giữa các nhân vật. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng, suy nghĩ, tính cách của các nhân vật => Tâm trạng bức xúc của Vua Xiêm; thái độ lo lắng, bất an của quan chức nhà nước; thái độ ngơ ngác của ông Văn Minh.
- Điểm nhìn: Nhà văn sử dụng điểm nhìn toàn tri để diễn tả và khắc họa lại sự việc.
- Tác dụng:
+ Cho phép tác giả mô tả và đánh giá hiện thực từ nhiều góc độ, từ đó chỉ ra và phê phán những vấn đề xã hội xuất hiện trong xã hội đương thời,
+ Điểm nhìn toàn tri giúp tác giả tránh được sự thiên lệch và chủ quan trong việc diễn đạt ý kiến. Điều này tạo ra một cái nhìn khách quan và đồng thời giúp độc giả tự tìm hiểu và đánh giá về hiện thực.
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi nói về nhân vật văn học có thể gây cho độc giả sự chú ý, tò mò ngay từ cái tên, bạn nghĩ tới những nhân vật nào? Nêu nhận xét về ý nghĩa của việc đặt tên cho các nhân vật trong sáng tác văn học.
Nêu những hiểu biết của bạn về tiếng cười trào phúng trong sáng tác văn học (đối tượng trào phúng, thủ pháp trào phúng, giọng điệu trào phúng,...)
Chú ý cách giới thiệu về sự kiện qua những chi tiết cụ thể và các yếu tố hé lộ giọng điệu trần thuật chính.
Câu văn này có thể gợi lên ấn tượng gì về nhân vật Xuân Tóc Đỏ?
Người kể chuyện đã miêu tả chân dung các nhân vật bằng giọng điệu như thế nào?
Đoạn văn cho thấy điều gì về bản chất của cuộc bài binh bố trận được nhà nước thuộc địa triển khai trước một sự kiện chính trị quan trọng.
Lí do sự hài lòng của các đối tượng tham gia sự kiện đã được diễn tả như thế nào?
Sự cường điệu trong cách miêu tả phản ứng của vua Xiêm đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Các quan chức nhà nước có động thái gì nhằm cứu vãn tình hình? Các động thái đó có tính chất khôi hài như thế nào?
Nhịp điệu trần thuật ở đoạn này có điểm gì đáng chú ý?
Bạn có liên tưởng gì đến thực tế thường diễn ra sau một sự kiện thể thao hay văn hóa mà bạn được biết?
Cách xưng hô của nhân vật Xuân Tóc Đỏ có gì đáng chú ý?
Những ghi chú trong ngoặc đơn có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào?
Có thể dùng những từ ngữ gì để khái quát lại tính chất phản ứng của đám đông được thể hiện qua đoạn này?
Tóm tắt sự việc chính được kể trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc bằng một sơ đồ phù hợp
Theo bạn, tình huống nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên kịch tính và bước ngoặt toàn bộ sự kiện được kể trong đoạn trích. Hãy phân tích tính chất của tình huống đó
Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng. Những ghi chú được đặt trong ngoặc đơn của người kể chuyện gợi cho bạn liên tưởng đến thể loại văn học nào có đặc điểm hình thức tương tự?
Nêu nhận xét khái quát về sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ trong văn bản
Đoạn trích đã cho thấy điều gì về phong cách hiện thực của nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng? Nêu một số thủ pháp được nhà văn sử dụng để tăng cường khả năng bao quát hiện thực cho các trang viết của mình.
Bạn suy nghĩ gì về trạng thái bị thôi miên và lên đồng của một xã hội, như thực tế được miêu tả trong đoạn trích.
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu ấn tượng của bạn về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc”.
Đâu là tác phẩm thể loại phóng sự của Vũ Trọng Phụng?
Đâu KHÔNG PHẢI là tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng?
Vũ Trọng Phụng mất năm bao nhiêu tuổi?
Vũ Trọng Phụng phải thôi học khi mới… tuổi?
Vũ Trọng Phụng được hưởng chế độ giáo dục của nước nào?
Tác phẩm nào dưới đây được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng?
Vũ Trọng Phụng được coi là?
Cụm từ “chết một cách rất thể thao” có nghĩa là gì?