Đề bài

1. Hãy dựa và đồ thị ở Hình 1.5 để mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun từ 20°C tới khi sôi

2. Khi nước đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt có được chuyển hóa thành động năng của các phần tử nước không? Tại sao?

Phương pháp giải :

1. Dựa vào hình 1.5

2. Vận dụng lí thuyết về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Lời giải chi tiết :

1. Nhiệt độ của nước tăng dần từ 20℃ - 100℃ và không tăng khi đã đạt 100℃

2. Khi nước đang sôi, năng lượng từ nguồn nhiệt được chuyển hóa thành năng lượng cần thiết để vượt qua sức hấp dẫn giữa các phân tử nước và chuyển chúng từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Trong quá trình này, năng lượng không chỉ được sử dụng để tạo ra động năng của các phân tử nước (tức là, để "nổ lên" khỏi bề mặt nước), mà còn để làm thay đổi trạng thái từ nước lỏng thành hơi

Khi nước ở nhiệt độ sôi, mỗi phân tử nước cần một lượng năng lượng nhất định để vượt qua sức hấp dẫn của các phân tử lân cận và rời khỏi bề mặt nước. Sự cung cấp năng lượng từ nguồn nhiệt làm tăng động năng của các phân tử nước, giúp chúng vượt qua ngưỡng cần thiết để bay hơi. Khi chúng bay hơi, năng lượng của chúng giúp làm tăng động năng của các phân tử hơi

Vì vậy, trong quá trình nước đang sôi, năng lượng từ nguồn nhiệt được chuyển đổi thành năng lượng cần thiết để vượt qua sức hấp dẫn giữa các phân tử nước và cung cấp động năng cho các phân tử nước thoát ra khỏi bề mặt nước

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tại sao khi bay hơi nhiệt độ của chất lỏng giảm?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

1. Tại sao chất rắn kết tinh khi được đun nóng có thể chuyển thành chất lỏng?

2.

a) Hãy dựa vào Hình 1.7 để mô tả quá trình nóng chày cùa chất kết tinh.

b) Giải thích tại sao khi đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không tăng dù vẫn nhận được nhiệt năng. Năng lượng mà chất rắn kết tinh nhân được lúc này dùng để làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong công nghiệp, người ta có thể tạo ra các hợp kim, các sản phẩm đúc kim loại bằng cách nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn (Hình 1.1). Một ấm nước được đun sôi và tiếp tục đun thì lượng nước trong ấm sẽ cạn dần (Hình 1.2). Trong các quá trình trên, kim loại và nước đã có sự chuyển thể như thế nào và quá trình chuyển thể này tuân theo những quy luật nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải tích hiện tượng: Mở lọ nước hóa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu tên các quá trình chuyển thể qua lại giữa các thể (rắn, lỏng, khí) của vật chất mà em đã học?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lấy ví dụ minh họa quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy mô tả quá trình nóng chảy của nước đá (Hình 1.11a) và thanh sô cô la (Hình 1.11b)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát đồ thị ở Hình 1.12, từ đó nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nêu ứng dụng của sự nóng chảy trong công nghiệp luyện kim, hàn điện, thực phẩm

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ Bảng 1.1, hãy giải thích tại sao dây tóc bóng đèn sợi đốt thường được làm bằng wolfram

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan sát Hình 1.13, xác định các quá trình biến đổi ứng với mỗi đoạn AB, BC, CD, DE

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Để hàn các linh kiện bị đứt trong mạch điển tử, người thợ sửa chữa thường sử dụng mỏ hàn để làm nóng chảy dây thiếc hàn. Biết rằng loại thiếc hàn sử dụng là hỗ hợp của thiếc và chì với tỉ lệ 63:37, khối lượng một cuộn dây thiếc hàn là 50 g. Tính nhiệt lượng mỏ hàn cần cung cấp để làm nóng chảy hết một cuộn dây thiếc hàn ở nhiệt độ nóng chảy

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi cửa nước trong Hình 1.14

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích nguyên nhân gay ra sự bay hơi

Xem lời giải >>
Bài 16 :

1. Giả sử dược giao nhiệm vụ cất giữ và bảo quản 1 lít cồn, em hãy nêu cách thực hiện trong điều kiện thực tế có sẵn của gia đình

2. Rau xanh sau khi thu hoạch thường bị héo rất nhanh khi để ngoài nắng. Vì sao lại có hiện tượng trên? Làm thế nào để hạn chế điều này?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Vận dụng mô hình động học phân tử, giải thích nguyên nhân gây ra sự sôi của chất lỏng

Xem lời giải >>
Bài 18 :

1. Bạn A muốn đun sôi 1,5 lít nước bằng bếp gas. Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Tính nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 lít nước trong ấm do sơ suất đó. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg

2. Tại sao trên núi cao, ta không thể luộc chín trứng bằng nồi thông thường, mặc dù nước trong nồi vẫn sôi?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trước đây, để khử trùng các dụng cụ y tế dùng nhiều lần (kéo, kẹp gắp, dao mổ tiểu phẫu,…), người ta thường luộc chúng trong nước sôi. Giả sử cần phải thực hiện nhiệm vụ này nhưng có một số vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 105 ℃, trong khi nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện tiêu chuẩn là 100 ℃. Hãy đề xuất phương án đơn giản để diệt các vi khuẩn này và giải thích

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 35 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.

a) Tính nhiệt lượng cẩn cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy.

b) Giả sử nhà máy sử dụng khí đốt để nấu chảy thép trong lò thổi (nồi nấu thép). Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng toa ra là 44.106 J. Xác định lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng tính được ở câu a.

c) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép có thể gây ra những hậu quả gì cho môi trường và đời sống con người?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cùng một chất, khi ở thể lỏng thường có khối lượng riêng nhỏ hơn khi ở thể rắn và ở thể khí lại nhỏ hơn khi ở thể lỏng. Hãy so sánh khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất ở ba thể.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chất ở thể nào dễ bị nén nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Thêm các thông tin cần thiết vào các ô có dấu "?" để hoàn thành Bảng 1.1.


Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đa số chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. Nước là một trường hợp đặc biệt, khi nhiệt độ giảm từ 4 °C đến nhiệt độ đông đặc 0 °C thì thể tích của nước tăng dần. Do đó, băng nổi ở mặt nước (Hình 1.5). Do sự ấm lên toàn cầu, mức nước biển có thể tăng lên do băng tan. Hãy cho biết sự tăng mức nước biển này là do sự tan băng trên đất liền ở các vùng cực của Trái Đất hay do sự tan phần băng nổi ở mặt nước của các đại dương.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy vẽ phác hình dạng đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian của nước qua các quá trình nóng chảy và hóa hơi khi được đun từ -10 °C đến 100 °C và đun tiếp một khoảng thời gian.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

1. Vì sao bình nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra?

2. Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Hãy giải thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Giải thích sơ lược việc tách muối ra khỏi nước biển theo cách cổ truyền ở nước ta.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 2023, mưa đá xuất hiện và kéo dài gây ra hậu quả nặng nề tại nhiều nơi thuộc miền Trung nước ta. Hãy tìm hiểu và cho biết đã có những sự chuyển thể nào của nước khi mưa đá được hình thành.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

A. Nóng chảy.

B. Đông đặc.

C. Hoá hơi.

D. Ngưng tụ.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

Xem lời giải >>