Đề bài

Sắp xếp các phân số \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

  • A.
    \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)
  • B.
    \(\frac{5}{2};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{21}}{{18}};\frac{{132}}{{143}}\)
  • C.
    \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}};\frac{7}{7};\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)
  • D.
    \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+) Các phân số bé hơn 1:  \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}}\)

Ta so sánh \(\frac{{132}}{{143}} và \frac{{12}}{{17}}\)

\(\frac{{132}}{{143}} = \frac{{12}}{{13}};\frac{{12}}{{17}}\) là 2 phân số có tử số giống nhau (đều là 12); có mẫu số (13<17) nên \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{12}}{{13}}\)hay \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{132}}{{143}}\)

+) \(\frac{7}{7} = 1\)

+) Các phân số lớn hơn 1: \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)

\(\frac{5}{2};\frac{{27}}{{18}} = \frac{3}{2}\) là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3) nên\(\frac{{27}}{{18}} < \frac{5}{2}\)

Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

Đáp án D.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đặt tính rồi tính.

a) 34 120 x 56

b) 14 760 : 45

c) 47 802 + 16 146

d) 92 518 – 57 639

Bài 2 :

Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

a) \(\frac{2}{5}\)yến = …….. kg

b) 7m2 2 cm2 = ….… mm2

c) 80 090 mm2 = ……. dm2 …. mm2

d) \(\frac{5}{6}\) giờ = ……. giây

Bài 3 :

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 96 m, chiều rộng bằng \(\frac{3}{4}\) chiều dài. Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là:

Bài 4 :

Tìm hai số chẵn có tổng bằng 512, biết rằng ở giữa chúng còn có 3 số lẻ.

Bài 5 :

Số thích hợp điền vào chỗ chấm 3 m2 7 dm2 = ……. cm2 là:

Bài 6 :

Có hai xe chở gạo, trung bình mỗi xe chở được 156 bao gạo. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu bao gạo, biết rằng xe thứ nhất chở ít hơn xe thứ hai là 28 bao gạo?

Bài 7 :

Lớp 4A có 42 học sinh. Số học sinh nam bằng \(\frac{3}{7}\) số học sinh của lớp. Số học sinh nữ của lớp 4A là: