Đề bài

Trong phản ứng của alkane với chlorine, khả năng phản ứng thế của H liên kết với carbon bậc III gấp 7 lần khả năng thế của H liên kết với carbon bậc I. Khi cho clo tác dụng với 2,3-dimethylbutane thu được hỗn hợp X gồm hai dẫn xuất monochloro. Thành phần % theo số mol của 2-chloro-2,3-dimethylbutane trong X là

  • A.

    60,00%.       

  • B.

    40,00%.     

  • C.

    53,85%.       

  • D.

    46,15%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khả năng phản ứng thế của H liên kết với carbon bậc III gấp 7 lần khả năng thế của H liên kết với carbon bậc I.

Lời giải chi tiết :

2,3 – dimethybutane là (CH3)2CH – CH(CH3)2 có 2H bậc 3 và 12H bậc 1

=> Tỉ lệ mol dẫn xuất 1 – chloro : 2- chloro = 12.1 : 2.7 = 6:7

=> %2-chloro – 2,3 – dimethylbutane = \(\frac{7}{{6 + 7}}.100 = 53,85\% \)

Đáp án C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol (mL) có trong lượng xăng trên là bao nhiêu?

Bài 2 :

Cho 12 g acetic acid phản ứng với 12 g ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 8 g ester. Tính hiệu suất phản ứng ester hoá.

Bài 3 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tủ là \({{\rm{C}}_8}{{\rm{H}}_{10}}{\rm{O}}\), chứa vòng benzene. X có phản ứng với \({\rm{Na}}\) nhưng không phản ứng với \({\rm{NaOH}}\). Đun nóng X với \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) đặc, thu được hợp chất Y làm mất màu nước bromine. Oxi hoá X, thu được ketone Z. Xác định cấu tạo của X, Y, Z  và viết các phương trình hoá học.

Bài 4 :

Bước 1: Lấy khoảng 2 mL bromoethane cho vào ống nghiệm, thêm tiếp khoảng 3 mL nước cất và lắc mạnh. Để ổn định, sau đó tách bỏ lớp chất lỏng phần trên. Lặp lại 2 lần, kiểm tra chất phần lỏng ở trên bằng dung dịch AgNO3 đến khi không còn vết vẩn đục.

Bước 2: Thêm tiếp khoảng 1 mL dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ và lắc đều ống nghiệm trong khoảng 2 phút.

Bước 3: Để nguội hỗn hợp, acid hóa dung dịch sau phản ứng bằng vài giọt HNO3.

Bước 4: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.

(2) Ở bước 1, lớp chất lỏng ở trên gồm nước và ion Br- và lớp chất lỏng ở dưới là bromoethane

(3) Ở bước 3, mục đích thêm dung dịch HNO3 vào để trung hòa lượng NaOH còn dư.

(4) Ở bước 1, dung dịch AgNO3 thêm vào để kiểm tra nước còn ion Br- hay không.

(5) Ở bước 4, kết tủa thu dược có màu trắng.

Số phát biểu đúng là

Bài 5 :

Trên nhãn chai chứa benzene có một số biểu tượng sau :

Biểu tượng (1) và (2) ở trên lần lượt cho biết cần chú ý gì khi sử dụng benzene?

Bài 6 :

Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là

Bài 7 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

Bài 8 :

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

Bài 9 :

Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone là

Bài 10 :

Trong các hợp chất sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Bài 11 :

Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do

Bài 12 :

Phản ứng CH3-CH=O + HCN\( \to \) CH3CH(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?

Bài 13 :

Cho phản ứng sau:

Sản phẩm phản ứng là chất nào sau đây?

Bài 14 :

Propanoic acid có công thức cấu tạo là

Bài 15 :

Đun nóng carboxylic acid với alcohol khi có mặt xúc tác H2SO4 đặc, nóng tạo ra sản phẩm nào sau đây?

Bài 16 :

Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?