Đề bài

Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc

  • A.

    Chữ tượng hình

  • B.

    Chữ tượng ý

  • C.

    Hệ chữ cái A, B, C

  • D.

    Chữ Việt cổ.

Phương pháp giải

Liên hệ thực tế Việt Nam hiện nay để trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Roman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hi Lạp (Hệ chữ A, B, C).

Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó. Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì hình như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn còn là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa. Tuy vậy, ngay sau khi đã được định hình một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) thì nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xã hội Việt Nam.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải thời kì cổ đại chủ yếu là

  • A.

    Trồng trọt lương thực, thực phẩm

  • B.

    Chăn nuôi gia súc, gia cầm

  • C.

    Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh

  • D.

    Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III, ….) là thành tựu của cư dân

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Ấn Độ

  • C.

    Ba Tư

  • D.

    Hi Lạp - Rôma

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các nhà toán học nước nào ở thời kì cổ đại đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?

  • A.

    Rôma 

  • B.

    Hi Lạp

  • C.

    Trung Quốc

  • D.

    Ấn Độ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ngành kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

  • A.

    Nông nghiệp thâm canh

  • B.

    Chăn nuôi gia súc và đánh cá

  • C.

    Làm gốm, dệt vải

  • D.

    Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?

  • A.

    Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển

  • B.

    Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao

  • C.

    Hoạt động thương mại rất phát đạt

  • D.

    Thể chế dân chủ tiến bộ

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào?

  • A.

    Lãnh chúa phong kiến và nông dân

  • B.

    Lãnh chúa phong kiến và nông nô

  • C.

    Địa chủ, nông dân và nô lệ.

  • D.

    Chủ nô, bình dân và nô lệ

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có gì khác go với các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A.
    Dân chủ chủ nô
  • B.
    Dân chủ tư sản
  • C.
    Dân chủ nhân dân
  • D.
    Dân chủ quý tộc
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Văn minh Hy :Lạp- La Mã cổ đại hình thành ở đâu?

  • A.

    Bán đảo Tây Âu

  • B.

    Bán đảo Bắc Âu

  • C.

    Bán đảo Nam Âu

  • D.

    Bán đảo Đông Âu

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp- La Mã là:

  • A.

    Địa chủ và nông dân

  • B.

    Chủ nô và nô lệ

  • C.

    Lãnh chúa, nông nô.

  • D.

    Tư sản, công nhân

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp- La Mã cổ đại là:

  • A.

    Nông nghiệp và thương nghiệp

  • B.

    Nông nghiệp và thủ công nghiệp

  • C.

    Thủ công nghiệp và thương nghiệp

  • D.

    Nông nghiệp

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Người La Mã xây dựng một loại chữ viết riêng cho dân tộc mình:

  • A.

    Chữ hình nêm

  • B.

    Chữ tượng hình

  • C.

    Chữ La-tinh

  • D.

    Chữ Hin-đi

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hai tác phẩm đặt nền móng cho văn học Hy Lạp- La Mã cô đại là:

  • A.

     I-li-át và Ô-đi-xê

  • B.

    Ramayana, Mahabharata

  • C.

    Pha Lắc, Phạ Lam

  • D.

    Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win, Riêm kê

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phong trào văn hóa Phục hưng ra đời nhằm mục đích gì:

  • A.

    Xóa bỏ thành tựu văn minh Hy Lạp- La Mã

  • B.

    Phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại.

  • C.

     Thiết lập nền văn hóa mới chịu sự chi phối của nhà thờ.

  • D.

    Đáp án A và C đúng

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Điểm khác nhau giữa sự hình thành văn minh phương Đông và phương Tây là:

  • A.

    Văn minh phương Đông hình thành trên các dòng sông lớn, văn minh phương Tây hình thành trên các bán đảo, ven vùng vịnh.

  • B.

    Văn minh phương Tây hình thành trên các dòng sông lớn, văn minh phương Đông hình thành trên các bán đảo, ven vùng vịnh.

  • C.

    Văn minh phương Đông hình thành trên các cao nguyên, văn minh phương Tây hình thành trên các dòng sông lớn.

  • D.

    Văn minh phương Đông hình thành từ các dòng sông lớn, văn minh phương Tây hình thành trên các cao nguyên đá.

Xem lời giải >>