Đề bài

Cho ba số a, b, c khác 0 thỏa mãn: \(\frac{{ab}}{{a + b}} = \frac{{bc}}{{b + c}} = \frac{{ca}}{{c + a}}\).

Tính giá trị của biểu thức \(M = \frac{{2ab + 3bc + ca}}{{2{a^2} + 3{b^2} + {c^2}}}\).

Phương pháp giải :

Biến đổi \(\frac{{ab}}{{a + b}} = \frac{{bc}}{{b + c}} = \frac{{ca}}{{c + a}}\) thành \(\frac{{a + b}}{{ab}} = \frac{{b + c}}{{bc}} = \frac{{a + c}}{{ac}}\) và rút gọn để tìm a, b, c.

Thay a, b, c vào M để tính giá trị của M.

Lời giải chi tiết :

Ta có:\(\frac{{ab}}{{a + b}} = \frac{{bc}}{{b + c}} = \frac{{ac}}{{a + c}}\)

\(\frac{{a + b}}{{ab}} = \frac{{b + c}}{{bc}} = \frac{{a + c}}{{ac}}\)

\(\frac{a}{{ab}} + \frac{b}{{ab}} = \frac{b}{{bc}} + \frac{c}{{bc}} = \frac{a}{{ac}} + \frac{c}{{ac}}\)

suy ra \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{a} + \frac{1}{c}\)

Ta có \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c}\)

\(\frac{1}{a} = \frac{1}{c}\) suy ra  \(a = c\) (1)

\(\frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{a} + \frac{1}{c}\)

\(\frac{1}{a} = \frac{1}{b}\) suy ra  \(a = b\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra  a = b = c

Thay vào M, ta được:

\(\begin{array}{l}M = \frac{{2ab + 3bc + ca}}{{2{a^2} + 3{b^2} + {c^2}}}\\M = \frac{{2.a.a + 3.a.a + a.a}}{{2{a^2} + 3{a^2} + {a^2}}}\\M = \frac{{6{a^2}}}{{6{a^2}}} = 1\end{array}\)

Vậy M = 1.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm x, y biết:

a) \(\frac{x}{6} = \frac{4}{3}\)

b) \(7:x = - 9:4\)

c) \(\frac{x}{7} = \frac{y}{3}\) và \(x - y = - 16\)

Bài 2 :

Tổng kết cuối học kì 1, số học sinh giỏi của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với 4; 3; 2. Biết tổng số học sinh giỏi của cả ba lớp là 45 em. Hỏi mỗi lớp 7A, 7B, 7C có bao nhiêu học sinh giỏi?

Bài 3 :

Ba thành phố ở ba địa điểm A, B, C không thẳng hàng như hình vẽ, biết AC = 30 km, AB = 90 km. Nếu đặt ở địa điểm C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động 60km thì thành phố B có nhận được tín hiệu không? Vì sao?

Bài 4 :

Cho tam giác DEF cân tại D, đường cao DH. Trên tia đối của tia HD lấy điểm M sao cho MH = DH.

a) Chứng minh DF = FM.

b) Trên tia đối của tia FE lấy điểm I sao cho FI = EF. Chứng minh rằng IE là tia phân giác của góc DIM.

c) Tia MF cắt DI tại N. Chứng minh MN là trung tuyến của tam giác DIM.

Bài 5 :

Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa) ta suy ra đẳng thức:

Bài 6 :

Từ đẳng thức 2.12 = 8.3 ta có thể lập được bao nhiêu tỉ lệ thức?

Bài 7 :

Cho biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2. Hãy biểu diễn y theo x?

Bài 8 :

Cho biết đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 2 thì y = 12. Hệ số tỉ lệ là:

Bài 9 :

Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến?

Bài 10 :

Giá trị của biểu thức \(7x - 4\) tại x = 9 là:

Bài 11 :

Tam giác ABC có AB = 8cm, BC = 6cm, AC = 4cm. So sánh các góc của tam giác ta có:

Bài 12 :

Bộ ba độ dài nào sau đây là 3 cạnh của một tam giác?

Bài 13 :

Cho hình vẽ. So sánh độ dài các đoạn thẳng AB, AC, AD, AE.

Bài 14 :

Cho hình vẽ. Trong tam giác ABC, AD được gọi là

Bài 15 :

Tam giác ABC có hai đường cao AD và BE cắt nhau tại I. Khi đó, CI là

Bài 16 :

Cho tam giác ABC, tìm điểm O sao cho O cách đều ba đỉnh tam giác ABC