Đề bài

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?

  • A.

    Lạng Sơn.

  • B.

    Hà Nội.

  • C.

    Thừa Thiên – Huế.

  • D.

    TP. Hồ Chí Minh.

Phương pháp giải

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 9

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9:
B1. Nhận biết kí hiệu nền màu thể hiện các cấp độ lượng mưa.

B2. Xác định lượng mưa ở các địa điểm:
- Lạng Sơn: 1200 – 1600 mm/năm -> Loại

- Hà Nội: 1600 – 2000mm/năm -> Loại

- Thừa Thiên – Huế: trên 2800 mm/năm -> Đúng

- TP. Hồ Chí Minh: 1600 – 2000 mm/năm -> Loại.

=> Thừa Thiên – Huế có lượng mưa lớn nhất, trên 2800 mm/năm

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

  • A.

    vị trí địa lí.

  • B.

    vai trò của biển Đông.

  • C.

    sự hiện diện của các khối khí.

  • D.

    hình dạng lãnh thổ.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

  • A.

    Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn.

  • B.

    Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

  • C.

    Trong năm, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

  • D.

    Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?

  • A.

    các khối khí di chuyển qua biển.

  • B.

    lượng mưa trung bình năm cao.

  • C.

    nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

  • D.

    lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

  • A.

    Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

  • B.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

  • C.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

  • D.

    Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

  • A.

    Gió Tín phong Bắc bán cầu.

  • B.

    Gió mùa Đông Nam.

  • C.

    Gió mùa Đông Bắc.

  • D.

    Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

  • A.

    Đông Bắc.

  • B.

    Tây Bắc.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Nam Trung Bộ.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?

  • A.

    Tây Bắc.

  • B.

    Đông Bắc

  • C.

    Tây Nam.

  • D.

    Đông Nam.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

  • A.

    Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

  • B.

    Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

  • C.

    Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

  • D.

    Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  • A.

    gió mùa mùa đông bị suy yếu.

  • B.

    gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

  • C.

    ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

  • D.

    khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là

  • A.

    gió mùa Tây Nam.

  • B.

    gió Tín phong nửa cầu Bắc.

  • C.

    gió mùa Đông Bắc.

  • D.

    gió mùa Đông Nam.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

  • A.

    Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam.

  • B.

    Ảnh hưởng của địa hình.

  • C.

    Hoạt động của Tín Phong.

  • D.

    Hoạt động của gió mùa.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của

  • A.

    gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.

  • B.

    gió mùa Tây Nam xuất phát áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

  • C.

    gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.

  • D.

    gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố

  • A.

    Hà Nội.

  • B.

    Huế.

  • C.

    TP. Hồ Chí Minh.                            

  • D.

    Cần Thơ.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là

  • A.

    gió mùa mùa đông lạnh khô.

  • B.

    gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

  • C.

    gió Mậu Dịch (Tín Phong).

  • D.

    gió mùa Đông Nam.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động

  • A.

    công nghiệp.

  • B.

    dịch vụ.

  • C.

    nông nghiệp.

  • D.

    giao thông vận tải.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là

  • A.

    kiểu khí hậu cận xích đạo.

  • B.

    mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch.

  • C.

    khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

  • D.

    mưa nhiều vào thu - đông.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

  • A.

    Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

  • B.

    Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

  • C.

    Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

  • D.

    Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta:

  • A.

    Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).

  • B.

    Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.

  • C.

    Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.

  • D.

    Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam

  • A.

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.

  • B.

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

  • C.

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc.

  • D.

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hoà quanh năm.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể xâm lấn sâu vào miền Bắc nước ta?

  • A.
    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • B.
    Vị trí địa lí nằm gần trung tâm của và chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động gió mùa
  • C.
    Do nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tín phong
  • D.
    Nằm trong khu vực hoạt động gió mùa và đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc
Xem lời giải >>