Lớp 8A có 40 học sinh, trong đó có 6 học sinh cận thi. Gặp ngẫu nhiên một học sinh của lớp, xác suất thực nghiệm của biến cố “Học sinh đó không bị cận thị” là
-
A.
0,55.
-
B.
0,65.
-
C.
0,75.
-
D.
0,85.
Tính số học sinh không cận thị.
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Học sinh đó không bị cận thị” bằng tỉ số giữa số học sinh không bị cận thị với số học sinh của lớp.
Số học sinh không bị cận thị là: 40 – 6 = 34 (học sinh).
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Học sinh đó không bị cận thị” là: \(\frac{{34}}{{40}} = 0,85\).
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Một công ty mới thành lập có ba cửa hàng bán sản phẩm. Số sản phẩm bán được của mỗi cửa hàng trong hai tháng đầu được biểu diễn bằng biểu đồ kép dưới đây. Trong 2 tháng, tổng số sản phẩm mà cửa hàng Hưng Thịnh bán được nhiều hơn tổng số sản phẩm cửa hàng An Bình bán được là:
Bạn An gieo một con xúc xắc 50 lần và thống kê kết quả các lần gieo ở bảng sau:
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt số chấm chẵn” là
Một hộp chứa 15 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 11 đến 25. Minh lấy ra ngẫu nhiên một thẻ từ hộp. Xác suất để thẻ chọn ra ghi số chia hết cho 3 là:
Bác Hà còn một miếng đất trống để trồng cây gồm có 8 loại cây cho bác trồng: Cây ngô; Cây chè; Cây cao cao; Cây cao su; Cây sắn; Cây cà phê; Cây điều; Cây củ cải đường. Mảnh đất này chỉ trồng đúng 1 loại cây. Chọn ra ngẫu nhiên một cây trong các cây trên. Tính xác suất mỗi biến cố sau:
a) “Cây được chọn ra là cây lương thực”.
b) “Cây được chọn ra là cây công nghiệp”.
Thống kê xếp loại học lực của học sinh lớp 8B cho trong bảng sau:
Số học sinh học lực tốt và khá chiếm bao nhiêu phần trăm?