Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hyđrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là
-
A.
50,00%.
-
B.
27,27%.
-
C.
60,00%.
-
D.
40,00%.
X có cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np4 => 6e lớp cùng => hóa trị cao nhất với oxide là 6 => hóa trị của X trong hợp chất khí với hydrogen là 8 – 6 = 2 => XH2
=> %X = \(\frac{{{M_X}}}{{{M_X} + 2}}.100\% = 94,12\% \)=> MX = 32: S
Oxide cao nhất: SO3 => %S = \(\frac{{32}}{{32 + 16.3}}.100\% = 40\% \)
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng?
-
A.
X thuộc nhóm VA.
-
B.
A, M thuộc nhóm IIA.
-
C.
M thuộc nhóm IIB.
-
D.
Q thuộc nhóm IA.
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
-
A.
Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
-
B.
M, Q thuộc chu kì 4.
-
C.
A, M thuộc chu kì 3.
-
D.
Q thuộc chu kì 3.
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
-
A.
chu kì 3, nhóm IVA.
-
B.
chu kì 4, nhóm VIA.
-
C.
chu kì 3, nhóm VIA.
-
D.
chu kì 4, nhóm IIIA.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm
-
A.
IIIA
-
B.
VA
-
C.
VIIA
-
D.
IA
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm
-
A.
IA
-
B.
IIA
-
C.
VIIA
-
D.
VA
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (không kể nguyên tố franxi, không bền) thì nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
-
A.
hiđro (H).
-
B.
beri (Be).
-
C.
xesi (Cs).
-
D.
photpho (P).
Cho 0,64 g hỗn hợp hai kim loại X, Y (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì kế tiếp) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml H2 (đktc). Hai kim loại là
-
A.
calcium và magnesium
-
B.
magnesium và berythium
-
C.
calcium và berythium
-
D.
calcium và potassium
Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X:1s22s22p63s1
Y: 1s22s22p63s2
Z: 1s22s22p63s23p1
Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
-
A.
Z, Y, X
-
B.
X, Y, Z
-
C.
Y, Z, X
-
D.
Z, X, Y
Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
-
A.
RO, R(OH)2 (base)
-
B.
R2O3, R(OH)3 (base)
-
C.
RO3, H2RO4 (acid)
-
D.
RO2, H2RO3 (acid)
X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng?
-
A.
X là kim loại, Y là chất lưỡng tính, Z là phi kim
-
B.
X là phi kim, Y là chất lưỡng tính, Z là kim loại
-
C.
X là kim loại, Z là chất lưỡng tính, Y là phi kim
-
D.
X là phi kim, Z là chất lưỡng tính, Y là kim loại
Cation R3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
-
A.
R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính)
-
B.
RO3 (acidic oxide), H2RO4 (acid)
-
C.
RO2 (acidic oxide), H2RO3 (acid)
-
D.
RO (basic oxide), R(OH)2 (base).
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
-
A.
X2O3, X(OH)3 (đều lưỡng tính)
-
B.
XO3 (acidic oxide), H2XO4 (acid)
-
C.
XO2 (acidic oxide), H2SO3 (acid)
-
D.
XO (basic oxide), X(OH)2 (base).
X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X,Y,Z nào sau đây là đúng ?
-
A.
X là kim loại; Y vừa tác dụng acid vừa tác dụng base; Z là phi kim.
-
B.
X là phi kim; Y vừa tác dụng acid vừa tác dụng base; Z là kim loại.
-
C.
X là kim loại; Z vừa tác dụng acid vừa tác dụng base; Y là phi kim.
-
D.
X là phi kim; Z vừa tác dụng acid vừa tác dụng base; Y là kim loại.
Công thức hợp chất khí của một nguyên tố Y với hydrogen có dạng YH3. Trong công thức oxide cao nhất của Y có Y chiếm 43,66% về mặt khối lượng . Tìm công thức oxide cao nhất và công thức hợp chất khí của Y với hydrogen:
-
A.
NH3, N2O5
-
B.
PH3, P2O5
-
C.
H2S, SO3
-
D.
P2O5, PH3
Oxide cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hydrogen là 1 chất có thành phần khối lượng 17,65% H. Tìm nguyên tố đó là:
-
A.
S
-
B.
N
-
C.
P
-
D.
As
Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxide cao nhất của nó chứa 53,3% O. Nguyên tố R là:
-
A.
C
-
B.
N
-
C.
Si
-
D.
P
Cho 3,9 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với nước, sau phản ứng thu được 1,2395 lít khí hiđro (250C, 1 bar ). Kim loại đó là:
-
A.
Sodium
-
B.
Potassium
-
C.
Lithium
-
D.
Caesium
Công thức phân tử hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3. Trong oxide mà R có hóa trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
-
A.
S
-
B.
As
-
C.
N
-
D.
P
Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
-
A.
Zn
-
B.
Cu
-
C.
Mg
-
D.
Fe