Cho hai đường thẳng \({d_1}:y = 2x - 1;\,\,\,\,\,\,\,{d_2}:\,y = x + 2\) .
a) Vẽ đường thẳng \({d_1};{d_2}\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b) Tìm tọa độ giao điểm A của \({d_1};{d_2}\) .
c) Xác định a, b của hàm số bậc nhất y = ax + b, (a \( \ne \) 0) biết rằng đồ thị hàm số \({d_3}\) của hàm số này song song với \({d_1}\) và cắt đường thẳng \({d_2}\) tại B có hoành độ bằng -1.
Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.
a) Vẽ đồ thị:
* y = 2x - 1:
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = - 1\) có C(0; -1)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \frac{1}{2}\) có D(\(\frac{1}{2};0\))
Đường thẳng CD là đồ thị hàm số y = 2x – 1.
* y = x + 2:
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) có M(0; 2)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = - 2\) có N(-2; 0)
Đường thẳng MN là đồ thị hàm số y = x + 2
Ta được đường thẳng \({d_1};{d_2}\) .
b) Tìm tọa độ của điểm A:
Ta có phương trình hoành độ giao điểm: 2x – 1 = x + 2 \( \Leftrightarrow \) 2x – x = 2 + 1 \( \Leftrightarrow \) x = 3.
Với x = 3; y = 2.3 – 1 = 5 => A(3; 5).
Vậy tọa độ của điểm A(3; 5).
c) Vì đồ thị hàm số \({d_3}\) song song với \({d_1}\) nên a = 2 và b \( \ne \) -1. => \({d_3}\): y = 2x + b.
Vì đồ thị hàm số \({d_3}\) cắt đường thẳng \({d_2}\) tại B có hoành độ bằng -1 nên tung độ của điểm B là y = -1 + 2 = 1. => B(-1;1) .
Vì B thuộc đồ thị hàm số \({d_3}\) nên thay tọa độ của điểm B vào hàm số y = 2x + b, ta được:
1 = 2.(-1) + b => b = 3 (thỏa mãn).
=> Hàm số cần tìm là y = 2x + 3.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cho hàm số \(y = f(x) = {x^2}.\) Tính \(f\left( { - 5} \right) + f\left( 5 \right)\) .
Màn hình ra đa của một đài gợi lên hình ảnh một mặt phẳng tọa độ. Ba chấm sáng trên màn hình ra đa của đài nằm ở góc phần tư thứ mấy trong mặt phẳng tọa độ Oxy ?
Thanh long là một loại cây chịu hạn , không kén đất, rất thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Bình Thuận. Giá bán 1 kg thanh long ruột đỏ loại I là 32 000 đồng. Công thức biểu thị số tiền y (đồng) mà người mua phải trả khi mua x (kg) thanh long ruột đỏ loại I là :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Câu trả lời nào sau đây không đúng ?