Đề bài

Thang pH được dùng để biểu thị

  • A.
    độ acid, base của dung dịch.               
  • B.
    độ mặn của dung dịch
  • C.
    độ base của dung dịch                                          
  • D.
    độ acid của dung dịch.
Phương pháp giải

Thang pH dùng để biểu thị độ acid hoặc base

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đáp án A

Thang pH để biểu thị độ acid, base

pH > 7 => môi trường base

pH < 7 => môi trường acid

pH = 7 => môi trường trung tính

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

  • A.
    số gam chất tan có trong dung dịch.     
  • B.
    số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.
  • C.
    số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.    
  • D.
    số mol chất tan trong một lít dung dịch.
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho phản ứng hóa học sau: \(2Al + 3{H_2}S{O_4} \to A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3{H_2}\)

Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là

  • A.
    3 mol  
  • B.
    5 mol
  • C.
    6 mol
  • D.
    9 mol
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  • A.
     Phản ứng đốt cháy than..                           
  • B.
     Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.
  • C.
     Phản ứng đốt cháy cồn.                             
  • D.
     Phản ứng nung đá vôi
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, HNO3, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại acid là

  • A.
    2 .                   
  • B.
     1.                          
  • C.
    4 .              
  • D.
     3.
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hòa tan 50 gam muối ăn (sodium chloride: NaCl)  vào nước thu được dung dịch có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch muối ăn pha chế được là

  • A.
    350 gam.                    
  • B.
    300 gam..                  
  • C.
    250 gam.           
  • D.
    200 gam.
Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

  • A.
    KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO  
  • B.
    KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
  • C.
    (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2  
  • D.
    (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là

  • A.
    quỳ tím.           
  • B.
    dung dịch H2SO4.                
  • C.
    dung dịch HCl.
  • D.
    phenolphtalein.
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho phương trình hóa học : N2 + 3H2 → 2NH3. Tỉ lệ mol của các chất N2 :H2: NH3 lần lượt là

  • A.
    2:3:1
  • B.
    1:2:3
  • C.
    2:1:3
  • D.
    1:3:2
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi vật lí?

  • A.
     Cơm bị ôi thiu.                                 
  • B.
     Hòa tan đường ăn vào nước.
  • C.
    Gỗ cháy thành than.                          
  • D.
     Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A.
    ống hút nhỏ giọt
  • B.
    phễu lọc
  • C.
    ống đong có mỏ
  • D.
    ống nghiệm
Xem lời giải >>
Bài 11 :

 Than (carbon) cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?

  • A.
    Không khí.        
  • B.
    Hóa chất.                  
  • C.
    Nồng độ.                      
  • D.
    Vật liệu.
Xem lời giải >>
Bài 12 :

 Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  • A.
    Đỏ.             
  • B.
    Xanh.                            
  • C.
    Vàng.                      
  • D.
    Tím.
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau:

Sulfur + khí oxygen → sulfur dioxide

Nếu đốt cháy 23 gam sulfur và thu được 45 gam sulfur dioxide thì khối lượng oxygen đã tham gia vào phản ứng là:

  • A.
    52 gam.           
  • B.
    40 gam .           
  • C.
    22 gam.            
  • D.
    68 gam.
Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một

  • A.
    Đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
    Đơn vị khối lượng chất đó
  • C.
    Đơn vị trọng lượng chất đó
  • D.
    Không có đáp án đúng
Xem lời giải >>
Bài 15 :

 Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

  • A.
    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B.
    Đơn vị của áp suất là N/m2.
  • C.
    Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
  • D.
    Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Xem lời giải >>
Bài 16 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.
Xem lời giải >>
Bài 17 :

 Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng

  • A.
    1,6N. 
  • B.
    16N. 
  • C.
    160N. 
  • D.
    1600N.
Xem lời giải >>
Bài 18 :

 Muốn giảm áp suất thì:

  • A.
     giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
  • B.
     tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  • C.
     tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D.
     giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
Xem lời giải >>
Bài 19 :

 Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Xem lời giải >>
Bài 20 :

 Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."

  • A.
    Tỉ lệ thuận
  • B.
    Tỉ lệ nghich
  • C.
    Bằng
  • D.
    Không có đáp án đúng
Xem lời giải >>