Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?
-
A.
“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”
-
B.
“Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”.
-
C.
“Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oai này”
-
D.
“Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Đọc lại đoạn hội thoại của Huấn Cao và viên quản ngục
Thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục:
- Khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân, tỏ ra khinh biệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”
- Khi nhận ra tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm, tri kỉ
=> Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:
Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:
Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?
Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây?
Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?
Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù?
Cảnh cho chữ diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?