Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?
-
A.
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
-
B.
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
-
C.
Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
-
D.
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Cách làm tăng ma sát: tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
Cách làm giảm ma sát: tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
Để giảm lực ma sát ta tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Có mấy loại lực ma sát?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
-
A.
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
-
B.
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
-
C.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
-
D.
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:
-
A.
tăng ma sát trượt
-
B.
tăng ma sát lăn
-
C.
tăng ma sát nghỉ
-
D.
tăng quán tính
Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
-
A.
ma sát trượt
-
B.
ma sát nghỉ
-
C.
ma sát lăn
-
D.
lực quán tính
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt
-
A.
Viên bi lăn trên cát
-
B.
Bánh xe đạp chạy trên đường
-
C.
Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
-
D.
Khi viết phấn trên bảng
Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
-
A.
Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
-
B.
Ma sát khi đánh diêm
-
C.
Ma sát tay cầm quả bóng
-
D.
Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
-
A.
Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
-
B.
Quả dừa rơi từ trên cao xuống
-
C.
Chuyển động của cành cây khi gió thổi
-
D.
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
-
A.
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
-
B.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
-
C.
Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
-
D.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
-
A.
Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
-
B.
Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
-
C.
Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
-
D.
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
-
A.
Lăn vật
-
B.
Kéo vật
-
C.
Cả 2 cách như nhau
-
D.
Không so sánh được.
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
-
A.
Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm
-
B.
Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột
-
C.
Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt
-
D.
Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
-
A.
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
-
B.
Rắc cát trên đường ray xe lửa
-
C.
Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
-
D.
Tra dầu vào xích xe đạp
Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
-
A.
Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
-
B.
Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
-
C.
Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
-
D.
Để tiết kiệm vật liệu
Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
-
A.
Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống
-
B.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
-
C.
Lực xuất hiện làm mòn lốp xe
-
D.
Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát.
-
A.
Phanh xe để xe dừng lại
-
B.
Khi đi trên nền đất trơn.
-
C.
Khi kéo vật trên mặt đất
-
D.
Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
-
A.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc
-
B.
Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động
-
C.
Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động
-
D.
Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
-
A.
Ma sát làm mòn lốp xe
-
B.
Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
-
C.
Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
-
D.
Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:
-
A.
tăng ma sát lăn
-
B.
tăng ma sát nghỉ
-
C.
tăng ma sát trượt
-
D.
tăng quán tính
Ý nghĩa của vòng bi là:
-
A.
thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt
-
B.
thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
-
C.
thay ma sát lăn bằng ma sát trượt
-
D.
thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn
Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:
-
A.
\(500N\)
-
B.
Lớn hơn \(500N\)
-
C.
Nhỏ hơn \(500N\)
-
D.
Chưa thể tính được