Hãy chỉ ra biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Tàu mẹ,
tàu con
đậu đầy mặt nước.
Xe anh,
xe em
tíu tít nhận hàng về
và chở hàng ra.
Tất cả đều bận rộn”
“Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Tàu mẹ,
tàu con
đậu đầy mặt nước.
Xe anh,
xe em
tíu tít nhận hàng về
và chở hàng ra.
Tất cả đều bận rộn”
Ôn lại kiến thức về biện pháp nhân hóa
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong những câu sau, biện pháp tu từ nhân hoá mang lại hiệu quả gì?
a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của chúng:
a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?
b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ
(Trần Hữu Thung, Lời của cây)
Đọc đoạn thơ sau và xác định sự vật nào được nhân hóa:
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa…”
-
A.
Sấm
-
B.
Cây dừa
-
C.
Ngọn mùng tơi
-
D.
Tất cả đáp án trên
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa được in đậm dưới đây có tác dụng gì?
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.
-
A.
Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
-
B.
Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
-
C.
Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
-
D.
Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được in đậm trong đoạn văn sau:
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn”. (Phong Thu).
-
A.
Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
-
B.
Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
-
C.
Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
-
D.
Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
Biện pháp tu từ nhân hóa là gì?
-
A.
Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
-
B.
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
-
C.
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
-
D.
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
-
A.
Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
-
B.
Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
-
C.
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
-
D.
Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
Đọc bài sau và cho biết bài thơ đã nhân hóa con vật hay sự vật nào?
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con”
-
A.
Mèo
-
B.
Bút chì
-
C.
Trời
-
D.
Bánh mì