Đề bài

Dạng địa hình nào dưới đây do nội lực tạo ra?

  • A.

    Bãi bồi.

  • B.

    Đồng bằng.

  • C.

    Nhũ đá, măng đá.

  • D.

    Các dãy núi cao.

Phương pháp giải

Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình bề mặt đất.

=> Xác định dạng địa hình do nội lực tạo ra.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dạng địa hình do nội lực tạo ra: các dãy núi cao.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A.

    nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.

  • B.

    nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

  • C.

    nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

  • D.

    nguồn năng lượng từ sóng, thủy triều, dòng biển.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ý nào sau đây biểu hiện rõ nhất tác động của vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất?

  • A.

    Độ cao của các đỉnh núi tăng lên.

  • B.

    Diện tích của đồng bằng tăng lên.

  • C.

    Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi.

  • D.

    Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của nội lực?

  • A.

    Đứt gãy.

  • B.

    Uốn nếp.

  • C.

    Bồi tụ.

  • D.

    Nâng lên hạ xuống.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do kết quả của hiện tượng nào sau đây?

  • A.

    Phun trào macma.

  • B.

    Biển tiến, biển thoái.

  • C.

    Lắng đọng trầm tích.

  • D.

    Khoáng sản tự sinh ra ở trong lòng Trái Đất.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào?

  • A.

    Vùng Tây Nguyên.

  • B.

    Vùng núi Tây Bắc.

  • C.

    Vùng núi Đông Bắc.

  • D.

    Vùng đồng bằng sông Hồng.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Biểu hiện nào sau đây của địa hình nước ta do tác động của nội lực tạo nên?

  • A.

    Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi.

  • B.

    Địa hình chạy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

  • C.

    Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

  • D.

    Hình thành 2 vùng đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ngoại lực là

  • A.

    những lực sinh ra trong lớp manti.

  • B.

    những lực sinh ra trong lòng Trái Đất.

  • C.

    những lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất.

  • D.

    những lực được sinh ra từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quá trình phong hóa là

  • A.

    quá trình phá hủy, làm thay đổi đá và khoáng vật.

  • B.

    quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

  • C.

    quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.

  • D.

    quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ý nào sau đây đúng về dạng địa hình mài mòn do sóng biển tạo nên?

  • A.

    Các cột đá, nấm đá.

  • B.

    Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong.

  • C.

    Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.

  • D.

    Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Địa hình khoét mòn ở các hoang mạc là do

  • A.

    băng hà.

  • B.

    nước chảy.

  • C.

    gió.

  • D.

    sinh vật.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực?

  • A.

    Gió cuốn các hạt cát đi xa.

  • B.

    Dòng sông vận chuyển phù sa.

  • C.

    Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động.

  • D.

    Hiện tượng trượt đất xảy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh do

  • A.

    gió thổi mạnh.

  • B.

    nhiều bão cát.

  • C.

    nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.

  • D.

    sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do

  • A.

    khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.

  • B.

    nước đóng băng sẽ nặng hơn, đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.

  • C.

    khí hậu lạnh giúp cho nước dễ thâm nhập vào đá và phá hủy đá.

  • D.

    nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình

  • A.

    thổi mòn do gió.

  • B.

    phong hóa lí học.

  • C.

    phong hóa hóa học.

  • D.

    xâm thực do dòng chảy nước.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nội lực là

  • A.

     lực sinh ra trong lòng Trái Đất.

  • B.

    lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất.

  • C.

    lực sinh ra do tác động của sinh vật.

  • D.

    lực làm di dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Phát biểu nào sau đây đúng về nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực?

  • A.

    Do quá trình phân hủy phóng xạ.

  • B.

    Do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt.

  • C.

    Do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng.

  • D.

    Do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất không thông qua quá trình nào dưới đây?

  • A.

    Phong hóa.

  • B.

    Bóc mòn.

  • C.

    Nén ép.

  • D.

    Vận chuyển và bồi tụ.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bóc mòn là quá trình

  • A.

    di chuyển vật liệu từ nơi này tới nơi khác.

  • B.

    tích tụ các vật liệu để tạo ra các dạng địa hình bồi tụ: đồng bằng, bãi bồi,…

  • C.

    phá hủy, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,…

  • D.

    dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển,…

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Dạng địa hình nấm đá trong ảnh dưới đây là tác động của quá trình nào?

  • A.

    Quá trình bồi tụ.

  • B.

    Quá trình vận chuyển.

  • C.

    Quá trình bóc mòn.

  • D.

    Quá trình phong hóa.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh trên thể hiện hiện tượng nào do vận động kiến tạo tạo ra?

  • A.

    Hiện tượng đứt gãy.

  • B.

    Hiện tượng phun trào mac-ma.

  • C.

    Hiện tượng lắng đọng trầm tích.

  • D.

    Hiện tượng uốn nếp.

Xem lời giải >>