Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
-
A.
Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2
-
B.
Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí
-
C.
Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4
-
D.
Phản ứng đốt cháy cồn
Phản ứng A, B, D đều cần đốt cháy để xảy ra
Phản ứng C có thể xảy ra ở điều kiện thường
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:
KNO3(s) → KNO2(s) + ½ O2(g) ∆H
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là
Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _f}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxi theo phản ứng sau:
3O2(g) (oxygen) → 2O3 (g) (ozone)
Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của ozone (kJ/mol) có giá trị là
Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene:
H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)
Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:
Liên kết |
Phân tử |
Eb (kJ/mol) |
Liên kết |
Phân tử |
Eb (kJ/mol) |
C=C |
C2H4 |
612 |
C-C |
C2H6 |
346 |
C-H |
C2H4 |
418 |
C-H |
C2H6 |
418 |
H-H |
H2 |
436 |
|
|
|
Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ∆H = -572 kJ
Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Cho phương trình phản ứng
Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r) ∆H = -210 kJ
và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên
Các phát biểu đúng là
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Phản ứng thu nhiệt xảy ra thuận lợi hơn so với phản ứng tỏa nhiệt.
(2) Giá trị hiệu ứng nhiệt của phản ứng tỏa nhiệt trái dấu với phản ứng thu nhiệt.
(3) Phản ứng thu nhiệt thường phải cung cấp nhiệt độ liên tục trong quá trình phản ứng.
(4) Biến thiên enthalpy \({\Delta _r}{\rm{H}}_{298}^0\) của phản ứng xảy ra trong quá trình đẳng áp và điều kiện chuẩn.
(5) Khi cho vôi sống vào nước thấy nhiệt độ tăng so với ban đầu chứng tỏ đây là phản ứng tỏa nhiệt
Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:
3Fe (s) + 4H2O (l) → Fe3O4 (s) + 4H2 (g) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= +26,32 kJ
Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng: Fe3O4 (s) + 4H2 (g) → 3Fe (s) + 4H2O (l) là
Dựa vào bảng enthalpy tạo thành chuẩn của 1 số chất dưới đây, thứ tự tăng dần độ bền nhiệt các khísau đây: (1) CH4 (g); (2) C2H6 (g); (3) C2H2 (g) và (4) C2H4 (g) là:
Biết nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^0\)của FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là –177,9 kJ/mol, –825,5 kJ/mol và –296,8 kJ/mol, cho phản ứng sau đây
\(4Fe{S_2} + 11{O_2} \to 2F{e_2}{O_3} + 8S{O_2}\).
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Phản ứng thế của methane với chlorine để thu được methyl chloride :
CH4 (g) + Cl2 (g) → CH3Cl (g) + HCl
\({\Delta _r}H_{298}^0\)= -110 kJ.
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của C–H, Cl–Cl, H–Cl lần lượt là 418, 243 và 432. Năng lượng liên kết của C – Cl trong methyl chloride là
Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:
(1) N2(g) + O2(g) ⟶ 2NO(g) \({\Delta _r}H_{298\;(1)}^0\)
(2) NO(g) + \(\frac{1}{2}\)O2(g) ⟶ NO2(g) \({\Delta _r}H_{298\;(2)}^0\)
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là \(\frac{1}{2}{\Delta _r}H_{298\;(1)}^0\)kJ mol−1.
(2) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là \({\Delta _r}H_{298\;(2)}^0\) kJ mol−1.
(3) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol NO là \(\frac{1}{2}{\Delta _r}H_{298\;(1)}^0\)kJ mol−1.
(4) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí O2 tạo thành 1 mol khí NO2 là \({\Delta _r}H_{298\;(2)}^0\)kJ.
(5) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 (g) là: \(\frac{1}{2}{\Delta _r}H_{298\;(1)}^0 + {\Delta _r}H_{298\;(2)}^0\) (kJ mol−1)
Cho các phát biểu sau :
(1) Phản ứng đốt cháy cồn dễ thực hiện hơn phản ứng nung vôi
(2) Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
(3) Có 3 đơn chất có \({\Delta _f}H_{298}^0\)= 0 trong dãy sau : C (graphite, s), Br2 (l), Br2(g), Na (s), Na (g), Hg (l), Hg (s).
(4) Nước đóng băng ở Bắc cực và Nam cực là quá trình tỏa nhiệt.
Số phát biểu đúng là
Calcium oxide (CaO) đã phản với nước trong một cốc chịu nhiệt theo phương trình:
CaO + H2O →Ca(OH)2. Ghi nhận giá trị nhiệt độ sau khoảng 2 phút thấy nhiệt độ chất lỏng trong cốc tăng lên từ 25oC đến 50oC. Kết luận nào sau đây là đúng ?
Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:
N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= + 179,20 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
Cho phản ứng sau : KNO3(s) → KNO2(s) + \(\frac{1}{2}\)O2(g) \({\Delta _r}H_{298}^{0.}\).
Biểu thức đúng tính\({\Delta _r}H_{298}^{0.}\) của phản ứng theo giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các chất là :
Cho các phản ứng sau:
(1) C (s) + CO2(g) → 2CO(g) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 173,6 kJ
(2) C(s) + H2O(g) → CO(g) + H2(g) \({\Delta _r}H_{298}^0\) = 133.8 kJ
(3) CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)
Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là