Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

    A.
    Kháng chiến chống Pháp
    B.
    Kháng chiến chống Mỹ
    C.
    Khi đất nước vừa hòa bình
    D.
    Khi đất nước trong thời kỳ phong kiến

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn trích trên được sáng tác khi đất nước vừa hòa bình.

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì?

    A.
    Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
    B.
    Thể hiện niềm tự hào của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên
    C.
    Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong quá khứ
    D.
    Đáp án A và B

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa: Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong quá khứ (hồi nhớ, hồi chiến tranh).


Câu 3

Đâu là nhận xét đúng về nghĩa của hai từ "mặt" được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”?

    A.
    Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa gốc; Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa chuyển.
    B.

    Từ “mặt” thứ nhất là mặt trăng: là nghĩa gốc; Từ “mặt” thứ hai là mặt người: được dùng với nghĩa chuyển.

    C.

    Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa chuyển; Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa gốc.

    D.
    Cả hai từ “mặt” đều là nghĩa chuyển và dùng chỉ người.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Nghĩa của hai từ "mặt" được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” là:

+ Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa gốc.

+ Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa chuyển.


Câu 4

Hình ảnh “tròn vành vạnh” của vầng trăng ẩn dụ cho điều gì?

    A.
    Thiên nhiên tươi đẹp hài hòa với con người
    B.
    Vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên
    C.
    Tình nghĩa vẹn nguyên của vầng trăng không thay đổi
    D.
    Thiên nhiên giúp cuộc sống con người tươi đẹp hơn

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hình ảnh “tròn vành vạnh” của vầng trăng ẩn dụ cho tình nghĩa của vầng trăng, đó là tình nghĩa vẹn nguyê, không gì thay đổi.


Câu 5

Văn bản nào dưới đây cũng có sự xuất hiện của ánh trăng?

    A.
    Đồng chí
    B.
    Đoàn thuyền đánh cá
    C.
    Bếp lửa
    D.
    Đáp án A và B

Đáp án: D

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Văn bản Đồng chíĐoàn thuyền đánh cá cũng có sự xuất hiện của ánh trăng:

- Đầu súng trăng treo (Đồng chí).

- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao (Đoàn thuyền đánh cá).