Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là?

    A.
    Bốn tuần lễ
    B.
    Bốn năm
    C.
    Bốn mươi tuổi
    D.
    Mười bốn tuổi

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là bốn mươi tuổi (số tuổi của Mã Giám Sinh).

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng để khắc họa nhân vật trong đoạn trích trên.

    A.
    Tự sự
    B.
    Miêu tả
    C.
    Nghị luận
    D.
    Thuyết minh

Đáp án: B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh.


Câu 2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

    A.
    Kiều ở lầu Ngưng Bích
    B.
    Mã giám Sinh mua Kiều
    C.
    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
    D.
    Lục Vân Tiên gặp nạn

Đáp án: B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Mã giám Sinh mua Kiều


Câu 4

Các từ láy có trong đoạn trích trên là?

    A.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao
    B.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, tứ tuần
    C.
    Lầu trang, bảnh bao, lao xao
    D.
    Lầu trang, mụ nào, tứ tuần

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các từ láy: Nhẵn nhụi, bành bao, lao xao.


Câu 5

Diện mạo Mã giám Sinh được khắc họa như thế nào trong đoạn trích trên? 

    A.
    Khôi ngô tuấn tú
    B.
    Khỏe mạnh anh hùng
    C.
    Kệch cỡm, lố bịch
    D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Mã giám Sinh hiện lên với sự kệch cỡm của người đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn chải chuốt.