Đề bài

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Kim loại thuộc nhóm IA được gọi là kim loại kiềm vì hiđroxit của chúng có tính chất kiềm mạnh. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim rất mạnh. Ánh kim mất nhanh chóng khi kim loại tiếp xúc với không khí do bị oxi hóa.

Một số hợp chất của kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng như natri hiđrocacbonat dùng trong y học, công nghệ dược phẩm, chế tạo nước giải khát,... Natri cacbonat dùng trong công nghiệp thủy tinh, xà phòng, giấy,... Hợp chất của Na, K rất cần thiết đối với con người, động vật và thực vật. Kali là một trong 3 nguyên tố cần thường xuyên cung cấp cho đất để tăng năng suất vụ mùa. Natri cần thiết cho con người và động vật giống như kali cần thiết cho cây trồng.


Câu 1

Điện phân nóng chảy hoàn toàn 4,25 g muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,568 lít khí tại anot (đo ở 109,2°C và 1 atm). (Biết Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85). Kim loại kiềm đó là

  • A.
    Rb
  • B.
    K
  • C.
    Na
  • D.
    Li.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Gọi công thức của muối clorua là MCl.

Bước 1: Tính số mol Cl2 

Sử dụng công thức \(n = \dfrac{{pV}}{{RT}}\)

Trong đó:

+ p là áp suất (đơn vị: atm)

+ V là thể tích (đơn vị: lít)

+ n là số mol (đơn vị: mol)

+ R là hằng số, R = 0,082

+ T là nhiệt độ (đơn vị: K; cách đổi từ oC sang K là T (K) = t (oC) + 273)

Bước 2: Tính MCl theo PTHH

PTHH: 2 MCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2M + Cl2
Bước 3: Xác định M

Từ số mol tính MMCl => M

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của muối clorua là MCl

Bước 1: Tính số mol Cl2 

Ta có: \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{1.1,568}}{{0,082.(109,2 + 273)}} = 0,05\) (mol).

Bước 2: Tính MCl theo PTHH

PTHH: 2MCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2M + Cl2

Theo PTHH ⟹ \({n_{MCl}} = 2{n_{C{l_2}}} = 0,1\) (mol).

Bước 3: Xác định M

⟹ \({M_{MCl}} = \dfrac{{4,25}}{{0,1}} = 42,5\)

⟹ \({M_M} = 42,5 - 35,5 = 7\) (Li).

Vậy M là Li.


Câu 2

Để có được những chiếc bánh to và đẹp, một cơ sở sản xuất bánh bao thường trộn một ít bột natri hiđrocacbonat nhào với bột mì làm thành nhiều chiếc bánh nhỏ, sau đó cho bánh vào lò nung ở nhiệt độ cao. Sau một thời gian, thu được những chiếc bánh bao to, tròn nóng hổi rất thơm ngon. Phương trình hóa học giải thích cho việc làm đó là

  • A.
    2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Na2CO3 + CO2 + H2O
  • B.
    NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Na2O + CO2 + H2O
  • C.
    2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2NaOH + 2CO + H2O
  • D.
    NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Na + CO2 + H2O.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Ở nhiệt độ cao, NaHCO3 bị nhiệt phân tạo ra CO2 khiến cho bánh trở nên phồng xốp hơn.

PTHH: 2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2CO3 + CO2 + H2O.


Câu 3

Nhận định nào sau đây sai?

  • A.
    Cs được dùng làm tế bào quang điện.
  • B.
    Các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện.
  • C.
    NaHCO3 được dùng làm thuốc trị đau dạ dày vì trung hòa lượng axit HCl có trong dạ dày.
  • D.
    Trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm kim loại kiềm trong dầu hỏa để bảo quản.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất và ứng dụng của kim loại kiềm.

Lời giải chi tiết :

B sai vì các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Dãy gồm các chất đều là kim loại kiềm thổ là

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu nào không đúng khi nói về canxi ?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Mô tả nào sau đây không đúng về ứng dụng của Mg ?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thạch cao nung được điều chế bằng cách nung thạch cao sống CaSO4.2H2O ở 180oC. Công thức của thạch cao nung là

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thành  phần chính của quặng đôlomit là

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Để nhận biết Na, Ca, Al ta dùng lần lượt các chất sau:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4,  BaCl2, Na2SO4 ?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Ca(NO3)2, BaCl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dd sau: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, NaHSO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số phản ứng tạo ra kết tủa là

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho sơ đồ biến hóa: Ca → X → Y → Z → T → Ca. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X, Y, Z, T là

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                           X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                             X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho các sơ đồ chuyển hóa: CaO + X → CaCl2; CaCl2 + Y → Ca(NO3)2;  Ca(NO3)2 + Z → CaCO3. Công thức của chất X, Y, Z lần lượt là

Xem lời giải >>