Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
.... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”
(“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
.... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”
(“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)
Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Chín chữ
-
D.
Tự do
Đáp án: D
Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
-
B.
Miêu tả, nghị luận
-
C.
Miêu tả, biểu cảm
-
D.
Thuyết minh, biểu cảm, tự sự
Đáp án: A
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên?
-
A.
Điệp ngữ
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Nói quá
Đáp án: D
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
- Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu/ Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
- Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào.
- Nhân hóa: Sông mở, ôm.
=> Biện pháp nói quá không được sử dụng trong đoạn thơ.
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
-
B.
Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn
-
C.
Nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê hương, bạn bè
-
D.
Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho cha mẹ mình
Đáp án: C
Văn bản thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè.
Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?
-
A.
Lượm
-
B.
Sông núi nước Nam
-
C.
Quê hương
-
D.
Khi con tu hú
Đáp án: C
Quê hương là sáng tác của Tế Hanh