Hai quả cầu nhỏ giống nhau đặt trong không khí. Một quả mang điện tích \(1,92\,\,pC\) và một quả không mang điện. Cho hai quả cầu tiếp xúc đến khi cân bằng điện rồi tách chúng ra cách nhau \(3\,\,cm\). Số electron mà hai quả trao đổi là:
-
A.
\({6.10^5}\).
-
B.
\({6.10^4}\).
-
C.
\({6.10^6}\).
-
D.
\({6.10^7}\).
Định luật bảo toàn điện tích: \({q_1}' + {q_2}' = {q_1} + {q_2}\)
Số electron: \({n_e} = \dfrac{{\Delta q}}{e}\)
Hai quả cầu giống nhau, sau khi tiếp xúc, điện tích của hai quả cầu là:
\({q_1}' = {q_2}' = \dfrac{{{q_1} + {q_2}}}{2} = \dfrac{{0 + 1,{{92.10}^{ - 12}}}}{2} = 9,{6.10^{ - 13}}\,\,\left( C \right)\)
Số electron mà hai quả cầu trao đổi là:
\({n_e} = \dfrac{{\Delta {q_1}}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{\left| {{q_1}' - {q_1}} \right|}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{\left| {9,{{6.10}^{ - 13}} - 0} \right|}}{{\left| { - 1,{{6.10}^{ - 19}}} \right|}} = {6.10^6}\,\,\left( {electron} \right)\)
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Nguyên tử gồm có:
Chọn câu sai? Hạt nhân của một nguyên tử:
Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có:
Nguyên tử trung hòa về điện, khi mất bớt electron sẽ trở thành:
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:
I- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt
II- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ
III- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh
IV- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng
Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B
Trong các chất sau đây:
I- Dung dịch muối NaCl;
II- Sứ
III- Nước nguyên chất
IV- Than chì
Những chất dẫn điện là:
Chọn phát biểu sai.
Trong các chất nhiễm điện : I- Do cọ sát; II- Do tiếp xúc; III- Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:
Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
Tìm kết luận không đúng
Một hệ cô lập gồm 2 vật trung hoà về điện ta có thể làm cho chúng nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau bằng cách:
Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.
Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?
Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:
Ba quả cầu bằng kim loại A,B,C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.
Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện đặt trong không khí, cách nhau 40 cm. Giả sử có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai quả cầu đó. Cho biết điện tích của electron bằng - 1,6.10−19 C
Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = -3,2.10-7 C, q2 = 2,4.10-7 C, cách nhau một khoảng 12 cm. Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó.
Cho hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích \( - 26,5\,\,\mu C\) và \(5,9\,\,\mu C\) tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra. Điện tích của mỗi quả cầu có giá trị là
Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì
Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng cho một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại