Đề bài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 1 đến 3

Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN. Sau đó, tiền mARN được gắn mũ 5’P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA… tạo mARN trưởng thành, di chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5’, nhánh A, trình tự cắt đầu 3’. Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự:

(1) Cắt trình tự 5’.

(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A.

(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron.

Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền mARN bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2”, tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của intron trong quá trình tiến hóa.

Câu 3

Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron 3 - êxôn 4”. Giả sử chiều dài intron và êxôn bằng nhau và bằng 340Å. Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ đoạn ARN dài tối đa 1.020 Å.

Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN trưởng thành?

    A.
    2
    B.
    3
    C.
    4
    D.
    1

Đáp án: C

Phương pháp giải

Các exon trong mARN có thể xáo trộn nhưng 2 exon đầu và cuối luôn cố định.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn ARN tối đa có thể bị cắt bỏ là intron – exon – intron, đoạn ngắn nhất là intron.

→ 2 exon đầu và cuối cố định không thay đổi nên có 4 loại mARN có thể được tạo thành.

VD: Exon 1- Exon 2- Exon 4

Exon 1- Exon 3- Exon 4

Exon 1- Exon 2- Exon 4

Exon 1- Exon 2- Exon 3- Exon 4

Exon 1- Exon 3- Exon 2- Exon 4

 

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 1

Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?

    A.
    Cắt intron và nối các êxôn.
    B.
    Gắn đuôi polyA
    C.
    Gắn mũ 5’P
    D.
    Cuộn xoắn với protein Histon.

Đáp án: D

Phương pháp giải

So sánh với dữ kiện đề bài về quá trình hình thành mARN trưởng thành

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong quá trình hình thành mARN trưởng thành không xảy ra sự cuộn xoắn với protein Histon.

 


Câu 2

Cho các quá trình sau:

(1) Cắt trình tự 3’ của intron;

(2) Cắt trình tự 5’ của intron;

(3) Nối đầu 5’ của intron với vị trí nhánh A;

(4) loại bỏ các intron.

Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là:

    A.
    1→2→3→4.
    B.
    2→1→3→4.
    C.
    2→3→1→4. 
    D.
    3→2→1→4.

Đáp án: C

Phương pháp giải

So sánh với dữ kiện đề bài về quá trình hình thành mARN trưởng thành

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là: 2→3→1→4.

 


Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong phân tử mARN có bao nhiêu loại đơn phân?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cả 3 loại ARN đều có đặc điểm chung là:

(1). chỉ gồm 1 chuỗi polinucleotit

(2). cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

(3). có 4 loại đơn phân là A, U, G, X

(4). các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thực chất của quá trình phiên mã là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quá trình phiên mã xảy ra ở

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kỳ nào của quá trình phân bào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho các thành phần:

(1) mARN.

(2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X.

(3) ARN pôlimeraza.

(4) ADN ligaza.

(5) ADN pôlimeraza.

(6) Restricaza.

Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong những enzyme dưới đây,có bao nhiêu enzyme tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp ARN

(1) ADN polimeraza

(2) ADN ligaza

(3) ARN polimeraza

(4) Enzim tháo xoắn

(5) Restrictaza

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho các thông tin sau:

(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại

(2) A bắt cặp với U bằng hai liên  kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô

(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại

(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại

Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phiên mã tổng hợp ARN không cần đoạn ARN mồi là do: 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đặc điểm chung phiên mã

Cho các nhận định sau về quá trình phiên mã:

(1). Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn 5’ – 3’ của ADN.

(2). Mỗi tARN đều chứa một codon đặc hiệu có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với bộ ba tương ứng trên mARN.

(3). Riboxom gồm hai tiểu đơn vị luôn liên kết với nhau.

(4). Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ADN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra hai mạch mã gốc của gen.

(5). Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Số nhận định sai về quá trình phiên mã là:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây sai?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN:

(1) Loại enzyme xúc tác

(2) Sản phẩm của quá trình

(3) Nguyên liệu tham gia vào quá trình

(4) Chiều tổng hợp mạch mới

Phương án đúng là:

Xem lời giải >>