Đề bài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

            Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. 

  Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

            Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

            - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

            - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

            - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

            - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

            Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

            Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 69 – 70).

Câu 1

Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

    A.

    Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã gắn kết các quốc gia dân tộc với nhau.

    B.

    Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

    C.

    Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

    D.

    Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

Đáp án: A

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Nội dung các đáp án B, C, D là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Nội dung đáp án A không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược?

    A.

    Toàn cầu hóa dân đến sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại thế giới.

    B.

    Toàn cầu hóa dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

    C.

    Toàn cầu hóa có mặt tích cực và tiêu cực đối với các quốc gia trên thế giới.

    D.

    Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Đáp án: D

Phương pháp giải

Giải thích.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Do nhu cầu ngày càng tăng cao của con người => cuộc CM KH – KT diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, giai đoạn sau được gọi là cuộc CM khoa học – công nghệ. Với cuộc cách mạng này, lực lượng sản xuất tăng lên mạnh mẽ.

- Lực lượng sản xuất phát triển thúc đẩy sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới.

=> Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.


Câu 3

Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần phải

    A.

    Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    B.

    Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế.

    C.

    Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

    D.

    Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

Đáp án: C

Phương pháp giải

Liên hệ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Để thích nghi với Xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. Đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Điều này được nêu rõ trong nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.