Đề bài

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Câu 1

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước tốt nhất?

    A.

    Bột phấn

    B.

    Urea

    C.

    Đường

    D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ở ống (2) khi cho đường đến thìa thứ 10 mới thấy có chất rắn đọng lại dưới đáy ống nghiệm => Khả năng hòa tan trong nước của đường là tốt nhất.

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước kém nhất?

    A.

    Bột phấn

    B.

    Urea

    C.

    Đường           

    D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết => Khả năng hòa tan trong nước của bột phấn là kém nhất.


Câu 3

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự tăng dần?

    A.

    Urea, bột phấn, đường.

    B.

    Urea, đường, bột phấn.

    C.

    Bột phấn, urea, đường.

    D.

    Đường, urea, bột phấn.

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

=> Khả năng hòa tan của các chất tăng dần theo thứ tự: bột phấn < urea < đường.


Câu 4

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự giảm dần?

    A.

    Đường, urea, bột phấn.

    B.

    Đường, bột phấn, urea.

    C.

    Bột phấn, đường, urea.

    D.

    Bột phấn, urea, đường.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

=> Khả năng hòa tan của các chất giảm dần theo thứ tự: đường > urea > bột phấn.