Đề bài

Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được Ftoàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây Fở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:

  • A.

    100% cây hoa trắng.

  • B.

    75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.

  • C.

    100% cây hoa đỏ.

  • D.

    75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.

Phương pháp giải

Dựa vào kết quả của phép lai thuận nghịch, F1 luôn cho kiểu hình giống mẹ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dựa vào kết quả của phép lai thuận nghịch ta thấy F1 luôn cho kiểu hình giống mẹ chứng tỏ ở đây có hiện tượng di truyền ngoài nhân, con lai luôn mang kiểu hình giống mẹ.

Vậy khi lấy hạt phấn cây hoa trắng ở phép lai thuận thụ phấn cho cây hoa đỏ ở phép lai nghịch thì thì con lai sẽ mang kiểu hình của mẹ hay F2 cho 100% cây hoa đỏ

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:

Nếu cho các cây F1 ở phép lai thuận giao phấn với nhau thì theo lí thuyết, đời F2 có:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ở sinh vật nhân thực, gene quy định tính trạng không chỉ có ở trong nhân mà còn có ở trong tế bào chất của tế bào. Vậy gene ở tế bào chất di truyền như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tại sao khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Corens?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc thông tin trong Bảng 9.1 và cho biết Corens rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy cho biết vì sao DNA ti thể dễ đột biến hơn DNA nhiễm sắc thể.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trình bày đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì sao phân tích DNA ti thể lại có thể xác định được nguồn gốc tiến hóa loài người?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ở người, một số bệnh (phần lớn là hiếm gặp) do gene trong ti thể quy định như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,... Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường bị nặng hơn. Hãy giải thích nguyên nhân của những hiện tượng đó.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phân tử DNA được tìm thấy ở đâu trong tế bào nhân thực? Các tính trạng do gene trong ti thể hoặc lục lạp di truyền như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quan sát hình 9.1 và mô tả kết quả các phép lai thuận và nghịch ở cây hoa phấn.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan sát hình 9.2 và giải thích cơ sở tế bào học của sự di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tại sao kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch trong hiện tượng di truyền ngoài nhân không giống nhau?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cây ngọc ngân (Dieffenbachia picta) có lá đốm xanh trắng. Khi các lá mới tạo thành, có thể quan sát thấy lá có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng này biết rằng gene lục lạp mã hóa enzyme sinh tổng hợp diệp lục.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhà nghiên cứu có thể sử dụng dòng bất thụ đực tế bào chất như thế nào để nâng cao hiệu quả của quá trình chọn tạo giống ngô lai?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Một cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng người vợ mắc bệnh di truyền do mang gene ti thể đột biến. Họ quyết định sinh con nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo sau khi chuyển nhân từ tế bào trứng của người mẹ sang tế bào trứng (đã loại bỏ nhân) của người hiến tặng. Em bé sinh ra có mang gene đột biến ti thể của người mẹ không? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Gene mã hóa cytochrome oxidase c I (COI) là gene ti thể được ứng dụng trong xác định quan hệ di truyền. Có thể so sánh mức độ tương đồng của gene COI giữa em bé và mẹ để xác định quan hệ huyết thống giữa họ được không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Ở người, sự di truyền bệnh cơ ti thể (gây suy yếu và thoái hóa cơ) phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, khi mẹ bị bệnh thì các con đều bị bệnh bất kể là bố có bị bệnh hay không. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Quan sát Bảng 15.1, hãy nhận xét chung về kết quả các phép lai trong bảng và giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dựa vào đặc điểm nào người ta có thể nhận biết được tính trạng di truyền do gene ngoài nhân?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những nghiên cứu về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đặc điểm nào của hệ gene ti thể khiến các nhà khoa học thường giải trình tự hệ gene này để xác định nhân thân ở người trong trường hợp các mẫu vật đem phân tích đã bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi các yếu tố môi trường (ví dụ như hài cốt)?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định có gì khác so với các tính trạng được quy định bởi các gene trong nhân?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng thực tiễn của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân trong y học và nông nghiệp qua sách báo, internet,...

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:

Nếu cho các cây F1 ở phép lai thuận giao phấn với nhau thì theo lí thuyết, đời F2 có:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Gen liên kết giống gen đa hiệu ở hiện tượng:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Gen đa hiệu và gen di truyền theo dòng mẹ giống nhau ở hiện tượng:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Người ta cho rằng gen Hb là gen đa hiệu vì:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Người ta phát hiện được gen Hb là gen đa hiệu vì nhận thấy:

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Gen đa hiệu là gen có thể chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.

(2) Gen đa hiệu là gen có số allen nhiều hơn 2.

(3) Gen đa hiệu là gen quy định nhiều mARN khác nhau để quy định cùng lúc nhiều tính trạng khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem lời giải >>