Đề bài

Với mục đích chứng minh sự có mặt của hơi nước, carbon dioxide và oxygen trong không khí bạn An đã làm các thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô.

Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn.

Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bàn.


Câu 1

Theo em, thí nghiệm 1 nhằm mục đích xác định chất gì?

  • A.

    Hơi nước       

  • B.

    Carbon dioxide

  • C.

    Oxygen

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thí nghiệm 1: xác minh có hơi nước trong không khí. Khi bỏ cốc nước đá ra mặt bàn khô, một lát sau thấy nước ngưng tụ bên ngoài cốc chứng tỏ hơi nước trong không khí khi gặp lạnh đã ngưng tụ lại.


Câu 2

Theo em, thí nghiệm 2 nhằm mục đích xác định chất gì?

  • A.

    Hơi nước       

  • B.

    Carbon dioxide

  • C.

    Oxygen

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thí nghiệm 2: xác minh trong không khí có carbon dioxide. Khi bỏ cốc nước vôi trong trên bàn, một thời gian sau cốc nước với trong bị đục chứng tỏ trong không khí có carbon dioxide vì carbon dioxide làm đục nước vôi trong.


Câu 3

Theo em, thí nghiệm 3 nhằm mục đích xác định chất gì?

  • A.

    Hơi nước       

  • B.

    Carbon dioxide        

  • C.

    Oxygen         

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thí nghiệm 3: xác minh trong không khí có oxygen. Khi đặt cây nến đang cháy trên bàn mà nó vẫn tiếp tục cháy nghĩa là trong không khí phải có oxygen. Nếu không có oxyogen thì nến sẽ tắt ngay. Vì khí oxygen duy trì sự cháy.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thành phần không khí gồm

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào trong không khí gây nên tính axit đó?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chọn đáp án đúng nhất. Bản chất của phản ứng cháy là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn đáp án đúng nhất

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 4 gam oxi. Sau phản ứng thu được thể tích khí SO2 (đktc) là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Sự oxi hóa chậm là:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Sự cháy là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

Xem lời giải >>