Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa tựu trường chúng con bên nhau
thầy vẫn đọc lời văn năm cũ:
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
đôi lần trường xưa hiện lên như chớp lửa
đôi đứa trong chúng con đã thành ông này bà nọ
chỉ kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
cứ ẩm mát mặt sân trường cũ
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa ”
(Trương Vũ Thiên An - Chiếc lá, in trong tập thơ “Tạ”, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 36)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa tựu trường chúng con bên nhau
thầy vẫn đọc lời văn năm cũ:
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
đôi lần trường xưa hiện lên như chớp lửa
đôi đứa trong chúng con đã thành ông này bà nọ
chỉ kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
cứ ẩm mát mặt sân trường cũ
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa ”
(Trương Vũ Thiên An - Chiếc lá, in trong tập thơ “Tạ”, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 36)
Chỉ ra “lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên.
-
A.
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
-
B.
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
-
C.
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
-
D.
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên: Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Trong văn bản trên, người thầy “hóa” thành hình ảnh nào?
-
A.
Cây phượng già
-
B.
Cây bàng
-
C.
Chiếc lá
-
D.
Sân trường
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa
Trong suy nghĩ của nhà thơ, người thầy “hóa thân” thành cây phượng già, bung nở muôn hoa ngày học sinh cũ về thăm. Như cây phượng già, người thầy năm cũ vẫn hiện hữu, gắn mình với mái trường, vững chãi và lặng lẽ dõi theo sự trưởng thành của bao lớp học trò; nao nức khi đám học trò cũ trở về.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án: D
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Biện pháp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản trên?
-
A.
Nỗi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường, nỗi nhớ thầy, nhớ bạn bè.
-
B.
Biết ơn công ơn dạy dỗ của người thầy đã dìu dắt mình nên người.
-
C.
Tiếc nuối cho quãng thời gian học tập dưới mái trường đã không cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn.
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Tình cảm của tác giả đối trong đoạn trích:
- Nỗi nhớ về những kỉ niệm dưới mái trường, nỗi nhớ thầy, nhớ bạn bè.
- Biết ơn công ơn dạy dỗ của người thầy đã dìu dắt mình nên người.