Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Có sống với cô như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Có sống với cô như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Xác định thể thơ của văn bản trên.
-
A.
Tự do
-
B.
5 chữ
-
C.
6 chữ
-
D.
7 chữ
Đáp án: A
Xem lại số chữ trong câu thơ
Thể thơ: tự do
Trong văn bản, nhân vật trữ tình đã hỏi những đối tượng nào?
Chọn đáp án không đúng:
-
A.
đất
-
B.
nước
-
C.
con người
-
D.
hoa
Đáp án: D
Xem lại văn bản
Theo đoạn trích, nhân vật trữ tình hỏi những đối tượng: đất, nước, cỏ, con người.
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Điệp cú pháp
-
C.
So sánh
-
D.
Liệt kê
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Phép tu từ: Phép điệp cú pháp (lặp kết cấu ngữ pháp).
Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản trên?
-
A.
Nỗi thất vọng về cách sống của con người
-
B.
Niềm hạnh phúc, tự hào về cách sống của con người
-
C.
Sự băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau
-
D.
Nỗi xót xa, tiếc nuối về cách sống của con người.
Đáp án: C
Dựa vào văn bản
Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản: Sự băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau.