Đề bài

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Alen B bị các đột biến điểm, tại cùng 1 triplet tạo thành các alen B1, B2 và B3. Các chuỗi pôlipeptit do các alen này quy định lần lượt là: B, B1, B2 và B3 chỉ khác nhau 1 axit amin đó là Gly ở chuỗi B bị thay bằng Ala ở chuỗi B1, Arg ở chuỗi B2 và Trp ở chuỗi B3. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’ → 5’ và các côđon mã hóa các axit amin tương ứng ở bảng sau:

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về sự xuất hiện của các alen đột biến trên?

  • A.
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G hoặc A tạo ra triplet mã hóa Arg ở alen B2.
  • B.
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G tạo ra triplet mã hóa Ala ở alen B1.
  • C.
    Các alen B1, B2, B3 đều là kết quả của đột biến dẫn đến thay thế nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly.
  • D.
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng T tạo ra triplet mã hóa Trp ở alen B3.
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Xét các phát biểu:

A sai, nếu thay nucleotit thứ 2 bằng G ↔ XX_ → XG_ → codon: GX_ → không thể tạo ra alen B.

B đúng, nếu thay nucleotit thứ 2 bằng G ↔ XX_ → XG_ → codon: GX_ mã hóa Ala (alen B1).

C sai, có thể đột biến ở nucleotit thứ nhất hoặc nucleotit thứ 2.

D sai, nếu đột biến thay thế nucleotit thứ 2 bằng T ↔ XX_ → XT_ không mã hóa cho Trp.

Đáp án : B