Đề bài

Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”

(Phạm Công Trứ)

Câu 1

Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

    A.

    Biểu cảm, miêu tả

    B.

    Tự sự, biểu cảm

    C.

    Miêu tả, tự sự

    D.

    Nghị luận, biểu cảm

Đáp án: B

Phương pháp giải

Xem lại các phương thức biểu đạt

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm, tự sự

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Hai câu thơ dưới đây thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

“Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?

    A.

    Nhớ mong

    B.

    Nuối tiếc, hụt hẫng

    C.

    Hạnh phúc

    D.

    Thờ ở, dửng dưng

Đáp án: B

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

 -  Tâm trạng đau xót, nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi” trước sự thay đổi của “em”.


Câu 3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

    A.

    Câu hỏi tu từ

    B.

    Điệp từ

    C.

    Nhân hóa

    D.

    Đáp án A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải

Xem lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nghệ thuật:

- Điệp từ: em tôi

- Câu hỏi tu từ: “Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”


Câu 4

Nhân vật “em” trong văn bản trên là người như thế nào?

    A.

    Thủy chung, tình nghĩa

    B.

    Dịu dàng, thùy mị

    C.

    Vô tâm, dễ thay đổi

    D.

    Hồn nhiên, ngây thơ

Đáp án: C

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nhân vật “em”: vô tâm, dễ thay đổi