Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xin đừng lãng phí nước

"Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, .... Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau."

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)


Câu 1

Vấn đề nghị luận của đoạn văn trên là gì?

  • A.

    Nguồn nước trên trái đất có hạn

  • B.

    Tình trạng ô nhiễm nguồn nước

  • C.

    Sự lãng phí nước sạch

  • D.

    Giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.

Đáp án: C

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch


Câu 2

Mục đích nghị luận của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp.

  • A.

    Không nên lãng phí nguồn nước

  • B.

    Hãy bảo vệ nguồn nước quý giá

  • C.

    Đảm bảo nguồn nước sạch mỗi ngày

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản trên

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Mục đích nghị luận: không nên lãng phí nguồn nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.


Câu 3

Luận điểm nào dưới đây không phải là luận điểm chính của văn bản trên?

  • A.

    Nước là tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất

  • B.

    Tổng số nước ngọt  trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối.

  • C.

    Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu

  • D.

    Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng

Đáp án: B

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản trên

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các luận điểm chính:

- Nước là tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất

- Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu

- Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng


Câu 4

Phần tóm tắt này có phù hợp với văn bản trên hay không?

Nhiều quốc gia hiện nay không có nguồn nước, nhiều nơi xảy ra tranh chấp nguồn nước. Dân số đang tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Hãy bảo vệ nguồn nước, giữ gì nước cho chúng ta và cho các thế hệ mai sau.

  • A.

    Không 

  • B.

  • C.

  • D.

Đáp án: B

Phương pháp giải

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tóm tắt trên đạt yêu cầu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa."

(Theo Ngô Văn Danh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp."

(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)

Xem lời giải >>