Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!
/…/
Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi
thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình
yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ
qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạchº chung để gửi nỗi băn
khoăn riêng.
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn tiếng ta còn, nước ta còn
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
(Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1943)
Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới
Tinh thần thơ mới: chữ tôi
Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó
Nội dung chính: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
Các bài tập cùng chuyên đề
Một thời đại trong thi ca của tác giả nào?
Một thời đại trong thi ca trích từ tác phẩm nào?
Một thời đại trong thi ca thuộc thể loại:
Giá trị nội dung của tác phẩm Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh:
Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Một thời đại trong thi ca: