Đề bài

Theo số liệu về Kỳ thi THPT quốc gia 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố, sẽ có 925.961 thí sinh dự thi, tăng 6,9% so với năm 2017. Trong đó, chỉ có số lượng thí sinh đăng ký tự do giảm, còn số lượng thí sinh hệ THPT và GDTX đều tăng lên, số lượng thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp cũng tăng 5,2%. Trong số hơn 925 nghìn thí sinh của Kỳ thi THPT quốc gia 2018, có 688.641 thí sinh dự thi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sư phạm, tăng 7,5%.

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-dai-hoc-2018-tong-chi-tieu-va-nguon-tuyen-deu-tang-322943)

Câu 1

Số lượng thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017 là?

    A.

    63.891

    B.

    925.961

    C.

    866.193

    D.

    688.641

Đáp án: C

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng:

- Coi năm đầu tiên bằng 100%.

- Tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc là:

Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc * 100%

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Coi số thí sinh dự thi năm 2017 là 100% (năm gốc)

- Biết năm 2018 tăng 6,9% so với năm 2017.

Vậy, số thí sinh dự thi năm 2018 là 106,9%. Biết, có 925.961 thí sinh dự thi năm 2018.

106,9% = 925.961/Giá trị năm gốc * 100%

Do đó:  Năm 2017 = 925.961*100 : 106,9 = 866.193 (thí sinh)

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Thí sinh dự thi đăng kí xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ Sư phạm chiếm bao nhiêu % số thí sinh dự thi?

    A.

    69%

    B.

    75%

    C.

    52%

    D.

    74,4%

Đáp án: D

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Để tính A chiếm bao nhiêu % trong tổng số: Tỉ trọng của A = A/Tổng số *100

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Thí sinh xét tuyển vào Sư phạm: 688.641 thí sinh

- Tổng số thi sinh dự thi: 925.961 thí sinh dự thi

=> Tỉ trọng số thí sinh xét tuyển vào Sư phạm chiếm:

688.641: 925.961 * 100 = 74,4%


Câu 3

Giải pháp nào góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của tuyển sinh đại học?

    A.

    Ra đề thi dễ cho học sinh

    B.

    Xét học bạ 12 năm học

    C.

    Chọn bộ đề thi có các mức độ phân hóa

    D.

    Nâng cao các chuyên ngành đào tạo

Đáp án: C

Phương pháp giải

Loại trừ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Phương án A: Loại, vì ra đề dễ không thấy được sự phân hóa giữa các học sinh

- Phương án B: Loại, vì hình thức này chưa đánh giá đúng và công bằng, nhiều em lên tới THPT mới tập trung cho việc học.

- Phương án D: Loại, vì nâng cao chuyên ngành đào tạo là giải pháp thực hiện sau khi tuyển sinh

- Phương án C: Chọn, vì khi ra đề có mức độ phân hóa (dễ/trung bình/khó) mới có thể chọn được những học sinh có trình độ, từ đó làm căn cứ để tuyển sinh.