Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Từ "cười" trong câu thơ sau không mang nét nghĩa nào sau đây?

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười

  • A.

    Nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian nhỏ bé

  • B.

    Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và tự do

  • C.

    Nụ cười xót xa vì không về được dương gian, thiếu quê hương

  • D.

    Nụ cười sung sướng khi tìm được người bầu bạn, không còn phải sống cô đơn.

Câu 2 :

Dựa vào các thông tin đưa ra trong Bài toán dân số, hãy cho biết nhận định nào nói đúng nhất điều làm tác giả của bài viết “sáng mắt ra”?

  • A.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề mới đặt ra gần đây, thế nhưng đọc xong bài toán cổ, theo suy luận và liên tưởng, tác giả lại thấy là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại

  • B.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề rất quen thuộc, đã được đặt ra từ thời cổ đại và được khơi lại trong thời gian gần đây.

  • C.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề hiện đại nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề kén rể của nhà thông thái thời cổ đại.

  • D.

    Vấn đề dân số và kế hoạch gia đình – một vấn đề rất hiện đại bắt nguồn từ bài toán kén rể của nhà thông thái đặt ra từ thời cổ đại

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

  • A.

    Mang giá trị châm biếm sâu sắc

  • B.

    Là đoạn trích có kịch tính rất cao

  • C.

    Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

  • D.

    Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 4 :

Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

  • A.

    Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)

  • B.

    Có tác dụng nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu

  • C.

    Câu A và B đều đúng

  • D.

    Câu A và B đều sai

Câu 5 :

Tác phẩm Đôn Ki-hô-tê thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Ký sự

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”?

  • A.

    Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá: là tệ nạn rất dễ lây lan

  • B.

    Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại không dễ kịp thời nhận biết

  • C.

    Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Câu 7 :

Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể
loại văn học:
“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Thơ trữ tình

  • D.

    Hồi kí

Câu 8 :

Đoạn văn dưới đây thuyết minh về đối tượng nào?

         Ngài đẻ trứng, trứng nở thành sâu tằm. Sâu tằm ăn lá dâu, phải để nơi kín gió, phòng ruồi nhặng, thạch sùng,... Sau nhiều lần lột xác, sâu tằm lớn lên và làm kén. Khi tằm “chín" bụng vàng óng căng tròn để chuẩn bị làm tổ, làm kén. Kén tằm hình trứng, bằng đốt ngón tay búp măng, dài độ l,5-2cm. Kén tằm là một cái tổ, một “cung cấm được bao bọc, được dệt bằng những sợi tơ, tơ ấy hình thành từ tuyến nước bọt. Tằm nhả chất nước bọt lỏng qua lỗ nhả tơ ở môi dưới. Tằm cứ nhả nước bọt và tự quây tròn; gặp không khí, nước bọt đông lại tạo thành tơ. Chỉ từ 24-36 giờ, tằm dệt xong kén, tằm lột xác lần nữa và hóa nhộng sau ba, bốn ngày. Nhờ có kén tơ, nhộng nằm ngủ và được bảo vệ tránh những điều kiện bất lợi trong môi trường. Chính thời điểm này, người nuôi tằm phải kịp thời ươm tơ, mới có tơ loại 1 để dệt lụa.

  • A.

    Vải 

  • B.

     Lụa

  • C.

    Con tằm

  • D.

    Con nhện

Câu 9 :

Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?

  • A.

    Tức giận là cảm xúc tiêu cực của mỗi con người

  • B.

    Khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.

  • C.

    Khao khát được sống trong tình yêu thương.

  • D.

    Con người có nhiều dạng cảm xúc

Câu 10 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua văn bản Bài toán dân số?

  • A.

    Bài toán dân số là bài toán hóc búa

  • B.

    Cần có giải pháp hạn chế gia tăng dân số

  • C.

    Dân số tăng nhanh chóng mặt

  • D.

    Dân số là vấn đề của tự nhiên, con người không nên can thiệp

Câu 11 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • A.

    Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

  • B.

    Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

  • C.

    Giải thích cho phần đứng trước

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 12 :

Nhan đề của tác phẩm Ôn dịch thuốc lá nói lên ý nghĩa gì?

  • A.

    Thuốc lá là chất gây nghiện

  • B.

    Thuốc lá vô cùng nguy hiểm và đáng lên án

  • C.

    Thuốc lá giúp giảm căng thẳng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có ý kiến cho rằng Tản Đà là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 :

Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào

  • A.

    Bút kí.

  • B.

    Truyện ngắn.

  • C.

    Tiểu thuyết.

  • D.

    Truyện vừa.

Câu 15 :

Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

  • A.

    Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.

  • B.

    Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.

  • C.

    Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.

  • D.

    Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

Câu 16 :

Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?

  • A.

    Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.

  • B.

    Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.

  • C.

    Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.

  • D.

    Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.

Câu 17 :

Vấn đề mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu “Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu” là gì?

  • A.

    Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là không đáng kể

  • B.

    Rượu gây tác hại đối với sức khỏe con người mạnh hơn thuốc lá

  • C.

    Người hút thuốc lá không bị say cũng không bị chết

  • D.

    Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người chậm hơn các chất kích thích khác nhưng rất rõ ràng

Câu 18 :

Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ điều kiện?

  • A.

    Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)

  • B.

    Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)

  • C.

    Gió càng to, lửa càng cao.

  • D.

    Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)

Câu 19 :

Theo em, câu văn “nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Tương phản

Câu 20 :

Đâu là giọng điệu chủ đạo của văn bản Đánh nhau với cối xay gió?

  • A.

    Hào hùng, khỏe khoắn

  • B.

    Hài hước, phê phán

  • C.

    Lạc quan, yêu đời

  • D.

    Trầm lắng, suy tư

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Bài toán dân số viết về vấn đề bức thiết của xã hội, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 22 :

Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong tập thơ nào của Tản Đà?

  • A.

     Khối tình con I, xuất bản năm 1917

  • B.

    Khối tình con II, xuất bản năm 1917

  • C.

    Thề non nước, Tiểu thuyết viết năm 1920

  • D.

    Giấc mộng lớn, Tự truyện viết năm 1932

Câu 23 :

Tác dụng của phương pháp liệt kê trong đoạn văn sau là gì?

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

  • A.

    Giúp cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

  • B.

    Chỉ ra các tác hại cụ thể của bao bì ni lông khi bị thải ra ngoài môi trường theo một trật tự nhất định

  • C.

    Chỉ ra sự tiện dụng của bao bì ni lông đối với đời sống con người hiện đại

  • D.

    Cả A, B, C đều sai

Câu 24 :

Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?

  • A.

    Danh từ

  • B.

    Tính từ

  • C.

    Động từ

  • D.

    Đại từ

Câu 25 :

Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

  • A.

    Anh không muốn kết bạn với nó à?

  • B.

    Bác nghỉ, tôi về đây ạ!

  • C.

    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

  • D.

    Thôi im đi, anh bạn Xan-chô!

Câu 26 :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, lên cung trăng, Tản Đà sẽ được những gì?

  • A.

    Vui cùng gió, cùng mây.

  • B.

    Bầu bạn với chị Hằng.

  • C.

    Không phải buồn tủi nữa. 

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27 :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, làm thế nào để Tản Đà lên được cung Quế?

  • A.

    Cưỡi hạc vàng.

  • B.

    Nhờ chị Hằng vin cành đa nhắc lên.

  • C.

    Đi bộ lên.

  • D.

    Nhờ Cuội nhắc lên.

Câu 28 :

Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có đoạn thuyết minh về đối tượng nào?

  • A.

    Ôn dịch

  • B.

    Dịch hạch

  • C.

    Bệnh tật

  • D.

    Thuốc lá

Câu 29 :

Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức nào?

  • A.

    Lập luận kết hợp tự sự

  • B.

    Lập luận kết hợp thuyết minh

  • C.

    Lập luận kết hợp miêu tả

  • D.

    Lập luận kết hợp biểu cảm

Câu 30 :

Trong đoạn trích dưới đây, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

  • A.

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B.

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C.

    Đánh dấu lời đối thoại

  • D.

    Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Câu 31 :

Trong văn bản Bài toán dân số, từ việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

  • A.

    Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con

  • B.

    Ở châu Phi, chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn để thực hiện được

  • C.

    Các nước kém và chậm phát triển lại sinh con rất nhiều

  • D.

    Những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Từ đó gây khó khăn cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Câu 32 :

Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?

  • A.

    Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

  • B.

    Giúp tôi với, lạy Chúa!

  • C.

    Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?

  • D.

    Những tên khổng lồ nào cơ?

Câu 33 :

Đâu không phải là tác phẩm của Tản Đà?

  • A.

    Giấc mộng con

  • B.

    Giấc mộng lớn

     

     

  • C.

    Hải ngoại huyết thư 

     

     

  • D.

    Khối tình con

     

     

Câu 34 :

Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ Muốn làm thằng cuội là gì?

  • A.

    Thể hiện lòng yêu nước tha thiết

  • B.

    Thể hiện khát vọng thoát li của cái tôi

  • C.

    Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Câu 35 :

Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

  • A.

    Ngô Tất Tố

  • B.

    Ngô Văn Tố

  • C.

    Ngô Công Tố

  • D.

    Ngô Lộc Hà

Câu 36 :

Sắp xếp các đơn vị văn bản theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sao cho phù hợp.

  • A.

    Bài văn – đoạn văn – câu văn – từ

  • B.

    Từ – câu văn – đoạn văn – bài văn

  • C.

    Câu văn – từ – đoạn văn – bài văn

  • D.

    Câu văn – đoạn văn – từ - bài văn

Câu 37 :

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái trong Bài toán dân số có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

  • A.

    Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

  • B.

    Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số.

  • C.

    Câu chuyện kén rể của nhà thông thái đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 38 :

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

  • A.

    Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

  • B.

    Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân
    ta.

  • C.

    Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

  • D.

    Xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc

Câu 39 :

Xéc-van-tét là nhà văn nước nào?

  • A.

    Đan Mạch

  • B.

    Mỹ

  • C.

    Tây Ban Nha

  • D.

    Bồ Đào Nha

Câu 40 :

Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có nghĩa là gì?

  • A.

    Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự

  • B.

    Thái độ coi thường đối phương

  • C.

    Giọng nói phát ra từ trong cổ

  • D.

    Cách nói gàn dở, vớ vẩn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ "cười" trong câu thơ sau không mang nét nghĩa nào sau đây?

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười

  • A.

    Nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian nhỏ bé

  • B.

    Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và tự do

  • C.

    Nụ cười xót xa vì không về được dương gian, thiếu quê hương

  • D.

    Nụ cười sung sướng khi tìm được người bầu bạn, không còn phải sống cô đơn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nụ cười sung sướng không phải nét nghĩa của 2 câu trên

Câu 2 :

Dựa vào các thông tin đưa ra trong Bài toán dân số, hãy cho biết nhận định nào nói đúng nhất điều làm tác giả của bài viết “sáng mắt ra”?

  • A.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề mới đặt ra gần đây, thế nhưng đọc xong bài toán cổ, theo suy luận và liên tưởng, tác giả lại thấy là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại

  • B.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề rất quen thuộc, đã được đặt ra từ thời cổ đại và được khơi lại trong thời gian gần đây.

  • C.

    Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề hiện đại nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề kén rể của nhà thông thái thời cổ đại.

  • D.

    Vấn đề dân số và kế hoạch gia đình – một vấn đề rất hiện đại bắt nguồn từ bài toán kén rể của nhà thông thái đặt ra từ thời cổ đại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề mới đặt ra gần đây, thế nhưng đọc xong bài toán cổ, theo suy luận và liên tưởng, tác giả lại thấy là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại đã làm cho tác giả “sáng mắt ra”.

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

  • A.

    Mang giá trị châm biếm sâu sắc

  • B.

    Là đoạn trích có kịch tính rất cao

  • C.

    Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

  • D.

    Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Tức nước vỡ bờ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.

Câu 4 :

Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

  • A.

    Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)

  • B.

    Có tác dụng nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu

  • C.

    Câu A và B đều đúng

  • D.

    Câu A và B đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Chú ý phần trong dấu ngoặc đơn và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc đơn trong ví dụ trên vừa đánh dấu phần giải thích vừa nhấn mạnh đối tượng

Câu 5 :

Tác phẩm Đôn Ki-hô-tê thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Ký sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”?

  • A.

    Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá: là tệ nạn rất dễ lây lan

  • B.

    Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại không dễ kịp thời nhận biết

  • C.

    Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản nói lên tác hại cũng như tính chất của thuốc lá.

Câu 7 :

Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể
loại văn học:
“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Thơ trữ tình

  • D.

    Hồi kí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

tìm hiểu kiến thức về thể loại tiểu thuyết

Lời giải chi tiết :

“Tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”

Câu 8 :

Đoạn văn dưới đây thuyết minh về đối tượng nào?

         Ngài đẻ trứng, trứng nở thành sâu tằm. Sâu tằm ăn lá dâu, phải để nơi kín gió, phòng ruồi nhặng, thạch sùng,... Sau nhiều lần lột xác, sâu tằm lớn lên và làm kén. Khi tằm “chín" bụng vàng óng căng tròn để chuẩn bị làm tổ, làm kén. Kén tằm hình trứng, bằng đốt ngón tay búp măng, dài độ l,5-2cm. Kén tằm là một cái tổ, một “cung cấm được bao bọc, được dệt bằng những sợi tơ, tơ ấy hình thành từ tuyến nước bọt. Tằm nhả chất nước bọt lỏng qua lỗ nhả tơ ở môi dưới. Tằm cứ nhả nước bọt và tự quây tròn; gặp không khí, nước bọt đông lại tạo thành tơ. Chỉ từ 24-36 giờ, tằm dệt xong kén, tằm lột xác lần nữa và hóa nhộng sau ba, bốn ngày. Nhờ có kén tơ, nhộng nằm ngủ và được bảo vệ tránh những điều kiện bất lợi trong môi trường. Chính thời điểm này, người nuôi tằm phải kịp thời ươm tơ, mới có tơ loại 1 để dệt lụa.

  • A.

    Vải 

  • B.

     Lụa

  • C.

    Con tằm

  • D.

    Con nhện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên thuyết minh về con tằm

Câu 9 :

Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?

  • A.

    Tức giận là cảm xúc tiêu cực của mỗi con người

  • B.

    Khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.

  • C.

    Khao khát được sống trong tình yêu thương.

  • D.

    Con người có nhiều dạng cảm xúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

suy nghĩ và rút ra nghĩa bóng từ thành ngữ cùng tên

Lời giải chi tiết :

Tức nước vỡ bờ ý chỉ khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.

Câu 10 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua văn bản Bài toán dân số?

  • A.

    Bài toán dân số là bài toán hóc búa

  • B.

    Cần có giải pháp hạn chế gia tăng dân số

  • C.

    Dân số tăng nhanh chóng mặt

  • D.

    Dân số là vấn đề của tự nhiên, con người không nên can thiệp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dân số là vấn đề của tự nhiên không phải tư tưởng được thể hiện trong văn bản

Câu 11 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • A.

    Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

  • B.

    Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

  • C.

    Giải thích cho phần đứng trước

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc đơn và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ trên là bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước.

Câu 12 :

Nhan đề của tác phẩm Ôn dịch thuốc lá nói lên ý nghĩa gì?

  • A.

    Thuốc lá là chất gây nghiện

  • B.

    Thuốc lá vô cùng nguy hiểm và đáng lên án

  • C.

    Thuốc lá giúp giảm căng thẳng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại những từ ngữ trong nhan đề và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Nhan đề vừa lên án vừa nói lên tác hại khôn lường của thuốc lá.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có ý kiến cho rằng Tản Đà là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 14 :

Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào

  • A.

    Bút kí.

  • B.

    Truyện ngắn.

  • C.

    Tiểu thuyết.

  • D.

    Truyện vừa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Tắt đèn” thuộc thể loại tiểu thuyết.

Câu 15 :

Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

  • A.

    Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.

  • B.

    Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.

  • C.

    Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.

  • D.

    Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành là dòng đầy đủ về kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió

Câu 16 :

Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?

  • A.

    Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.

  • B.

    Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.

  • C.

    Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.

  • D.

    Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nghệ thuật phần kết bài và nhớ lại cách xây dựng nhân vật

Lời giải chi tiết :

Tác giả không trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.

Câu 17 :

Vấn đề mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu “Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu” là gì?

  • A.

    Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là không đáng kể

  • B.

    Rượu gây tác hại đối với sức khỏe con người mạnh hơn thuốc lá

  • C.

    Người hút thuốc lá không bị say cũng không bị chết

  • D.

    Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người chậm hơn các chất kích thích khác nhưng rất rõ ràng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ câu này để chú ý hàm ý của nó

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên khẳng định tác hại của thuốc lá đáng sợ hơn những chất kích thích khác.

Câu 18 :

Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ điều kiện?

  • A.

    Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)

  • B.

    Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)

  • C.

    Gió càng to, lửa càng cao.

  • D.

    Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trường hợp này, em đặt vào hoàn cảnh của các câu nói này để chọn đáp án.

Lời giải chi tiết :

Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi chỉ quan hệ nhượng bộ

Câu 19 :

Theo em, câu văn “nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Tương phản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh

Câu 20 :

Đâu là giọng điệu chủ đạo của văn bản Đánh nhau với cối xay gió?

  • A.

    Hào hùng, khỏe khoắn

  • B.

    Hài hước, phê phán

  • C.

    Lạc quan, yêu đời

  • D.

    Trầm lắng, suy tư

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản có giọng điệu hài hước, phê phán.

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Bài toán dân số viết về vấn đề bức thiết của xã hội, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Gia tăng dân số là vấn đề gây bức xúc và ảnh hưởng đến toàn xã hội

Câu 22 :

Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong tập thơ nào của Tản Đà?

  • A.

     Khối tình con I, xuất bản năm 1917

  • B.

    Khối tình con II, xuất bản năm 1917

  • C.

    Thề non nước, Tiểu thuyết viết năm 1920

  • D.

    Giấc mộng lớn, Tự truyện viết năm 1932

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nằm trong quyển Khối tình con con I, xuất bản năm 1917.

Câu 23 :

Tác dụng của phương pháp liệt kê trong đoạn văn sau là gì?

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

  • A.

    Giúp cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

  • B.

    Chỉ ra các tác hại cụ thể của bao bì ni lông khi bị thải ra ngoài môi trường theo một trật tự nhất định

  • C.

    Chỉ ra sự tiện dụng của bao bì ni lông đối với đời sống con người hiện đại

  • D.

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em dựa vào kiến thức của biện pháp liệt kê để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Biện pháp liệt kê đã chỉ ra các tác hại cụ thể của bao bì ni lông khi bị thải ra ngoài môi trường theo một trật tự nhất định

Câu 24 :

Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?

  • A.

    Danh từ

  • B.

    Tính từ

  • C.

    Động từ

  • D.

    Đại từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

em chú ý nhan đề câu hỏi là “hành động”

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ để miêu tả hành động tên cai lệ.

Câu 25 :

Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

  • A.

    Anh không muốn kết bạn với nó à?

  • B.

    Bác nghỉ, tôi về đây ạ!

  • C.

    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

  • D.

    Thôi im đi, anh bạn Xan-chô!

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét xem câu nào có thán từ cầu khiến.

Lời giải chi tiết :

Thôi im đi, anh bạn Xan-chô! Là câu có thán từ cầu khiến đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu người khác thực hiện.

Câu 26 :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, lên cung trăng, Tản Đà sẽ được những gì?

  • A.

    Vui cùng gió, cùng mây.

  • B.

    Bầu bạn với chị Hằng.

  • C.

    Không phải buồn tủi nữa. 

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, lên cung trăng, Tản Đà sẽ được chơi cùng gió, cùng mây, cùng chị Hằng và không phải buồn tủi nữa.

Câu 27 :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, làm thế nào để Tản Đà lên được cung Quế?

  • A.

    Cưỡi hạc vàng.

  • B.

    Nhờ chị Hằng vin cành đa nhắc lên.

  • C.

    Đi bộ lên.

  • D.

    Nhờ Cuội nhắc lên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, để lên được cung Quế, tác giả nhờ chị Hằng vin cành đa nhắc lên.

Câu 28 :

Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có đoạn thuyết minh về đối tượng nào?

  • A.

    Ôn dịch

  • B.

    Dịch hạch

  • C.

    Bệnh tật

  • D.

    Thuốc lá

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em nhớ lại kiến thức văn bản này và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có đoạn thuyết minh về thuốc lá

Câu 29 :

Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức nào?

  • A.

    Lập luận kết hợp tự sự

  • B.

    Lập luận kết hợp thuyết minh

  • C.

    Lập luận kết hợp miêu tả

  • D.

    Lập luận kết hợp biểu cảm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại cách lập luận trong văn bản này.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức lập luận kết hợp tự sự

Câu 30 :

Trong đoạn trích dưới đây, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

  • A.

    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

  • B.

    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

  • C.

    Đánh dấu lời đối thoại

  • D.

    Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần trước và sau dấu hai chấm

Lời giải chi tiết :

Dấu hai chấm nhằm đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

Câu 31 :

Trong văn bản Bài toán dân số, từ việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

  • A.

    Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con

  • B.

    Ở châu Phi, chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn để thực hiện được

  • C.

    Các nước kém và chậm phát triển lại sinh con rất nhiều

  • D.

    Những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Từ đó gây khó khăn cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ vấn đề trên, em suy nghĩ và chọn kết luận phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Từ đó gây khó khăn cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Câu 32 :

Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?

  • A.

    Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

  • B.

    Giúp tôi với, lạy Chúa!

  • C.

    Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?

  • D.

    Những tên khổng lồ nào cơ?

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn câu không có tình thái từ.

Lời giải chi tiết :

Câu “Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.” Là một câu trần thuật không có tình thái từ.

Câu 33 :

Đâu không phải là tác phẩm của Tản Đà?

  • A.

    Giấc mộng con

  • B.

    Giấc mộng lớn

     

     

  • C.

    Hải ngoại huyết thư 

     

     

  • D.

    Khối tình con

     

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hải ngoại huyết thư là sáng tác của Phan Bội Châu.

 

Câu 34 :

Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ Muốn làm thằng cuội là gì?

  • A.

    Thể hiện lòng yêu nước tha thiết

  • B.

    Thể hiện khát vọng thoát li của cái tôi

  • C.

    Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

  • D.

    Cả ba nội dung trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ này để thể hiện khát vọng thoát li của cái tôi

Câu 35 :

Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

  • A.

    Ngô Tất Tố

  • B.

    Ngô Văn Tố

  • C.

    Ngô Công Tố

  • D.

    Ngô Lộc Hà

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhà văn Ngô Tất Tố tên khai sinh là Ngô Tất Tố

Câu 36 :

Sắp xếp các đơn vị văn bản theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sao cho phù hợp.

  • A.

    Bài văn – đoạn văn – câu văn – từ

  • B.

    Từ – câu văn – đoạn văn – bài văn

  • C.

    Câu văn – từ – đoạn văn – bài văn

  • D.

    Câu văn – đoạn văn – từ - bài văn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nhớ lại các đơn vị của văn bản

Lời giải chi tiết :

Từ – câu văn – đoạn văn – bài văn là thứ tự đúng

Câu 37 :

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái trong Bài toán dân số có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

  • A.

    Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

  • B.

    Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số.

  • C.

    Câu chuyện kén rể của nhà thông thái đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện kén rể có tác dụng làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, hình dung cụ thể tốc độ dân số và tạo nên sự thuyết phục cho văn bản.

Câu 38 :

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

  • A.

    Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

  • B.

    Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân
    ta.

  • C.

    Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

  • D.

    Xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

đọc kĩ đoạn văn và dựa vào câu chủ đề

Lời giải chi tiết :

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 39 :

Xéc-van-tét là nhà văn nước nào?

  • A.

    Đan Mạch

  • B.

    Mỹ

  • C.

    Tây Ban Nha

  • D.

    Bồ Đào Nha

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha)

Câu 40 :

Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có nghĩa là gì?

  • A.

    Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự

  • B.

    Thái độ coi thường đối phương

  • C.

    Giọng nói phát ra từ trong cổ

  • D.

    Cách nói gàn dở, vớ vẩn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

đặt vào tình huống truyện và tìm ý nghĩa của từ ngữ này.

Lời giải chi tiết :

“hầm hè” chỉ thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.