Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

  • A.

    Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”

  • B.

     Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

  • C.

    Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng:

       - Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?

  • D.

    Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Câu 2 :

Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?

  • A.

    Nghệ thuật viết thư pháp.

  • B.

    Nghệ thuật vẽ tranh.

  • C.

    Nghệ thuật viết văn bản.

  • D.

    Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.

Câu 3 :

Bài thơ "Ông đồ" gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A.

    Tiếp thu những nền văn hóa mới

  • B.

    Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

  • C.

    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

  • D.

    Không dung nạp văn hóa ngoại lai

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Câu 5 :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì?

  • A.

    Thể thơ tự do

  • B.

    Thể thơ 8 chữ

  • C.

    Thể thơ thất ngôn bát cú

  • D.

    Thể thơ tứ tuyệt

Câu 6 :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

  • A.

    Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

  • B.

    Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

  • C.

    Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

  • D.

    Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Câu 7 :

Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A.

    Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều

         Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.

  • B.

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

  • C.

    Ai làm cho bể kia đầy

         Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

  • D.

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là nghệ thuật của Hịch tướng sĩ?

Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng

Giọng điệu thiết tha, trìu mến

Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

Câu 9 :

Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?

  • A.

    Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

  • B.

    Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.

  • C.

    Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

  • D.

    Một con người giàu lòng yêu thương.

Câu 10 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thế Lữ? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Bắc Ninh

  • D.

    Hải Dương 

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

“Nhớ rừng” được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Mấy vần thơ

  • D.

    Tuyển tập Thế Lữ

Câu 13 :

Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

  • B.

    Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • C.

    Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • D.

    Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Câu 14 :

Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

  • A.

    Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

  • B.

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

  • C.

    Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

  • D.

    Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Câu 15 :

Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:

  • A.

    Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

  • B.

    Hãy bỏ ngay thuốc lá!

  • C.

    Anh có thể tắt thuốc lá được không?

  • D.

    Anh tắt thuốc lá đi!

Câu 16 :

Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?

  • A.

    Ông đồ rất tài hoa.

  • B.

    Ông đồ viết văn rất hay.

  • C.

    Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.

  • D.

    Ông đồ có nét chữ bình thường.

Câu 17 :

Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?

  • A.

    Khuyên bảo  

  • B.

    Đề nghị     

  • C.

    Xúi giục

  • D.

     Van xin

Câu 18 :

Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

  • A.

    Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

  • B.

    Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

  • C.

    Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

  • D.

    Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Câu 19 :

Trong các bài thơ đã học dưới đây, bài thơ nào không được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?

  • A.

    Ngắm trăng

  • B.

    Đi đường

  • C.

    Rằm tháng riêng

  • D.

    Hai chữ nước nhà

Câu 20 :

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

  • A.

    Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

  • B.

    Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

  • C.

    Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

  • D.

    Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 21 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Câu 22 :

Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Quân Trung từ mệnh tập,

  • B.

    Bình Ngô Đại Cáo

  • C.

    Bàn về phép học

  • D.

    Chí Linh sơn phú

Câu 23 :

Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

  • A.

    Văn xuôi hiện thực

  • B.

    Văn xuôi lãng mạn

  • C.

    Thơ mới

  • D.

    Kịch nói

Câu 24 :

 Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:

  • A.

    Người dạy học nói chung.

  • B.

    Người dạy học chữ nho xưa.

  • C.

    Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.

  • D.

    Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu sau đây thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

Đúng
Sai
Câu 26 :

Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì ?

  • A.

    Hành động đề cao bài học cảnh giác.

  • B.

    Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ, tập dượt cung tên.

  • C.

    Tích cực tìm hiểu cuốn sách: “Binh thư yếu lược”.

  • D.

    Gồm cả A, B và C.

Câu 27 :

Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

  • A.

    Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?

  • B.

    Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

  • C.

    Bao giờ bạn được nghỉ tết?

  • D.

    Bạn bao nhiêu tuổi?

Câu 28 :

Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?

  • A.

    Câu 1    

  • B.

    Câu 2    

  • C.

    Câu 3

  • D.

    Câu 4

Câu 29 :

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

  • A.

    Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

  • B.

    Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

  • C.

    Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

  • D.

    Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

Câu 30 :

Trong các câu sau câu nào KHÔNG phải là câu cảm thán?

  • A.

     Thương thay cũng một kiếp người!

  • B.

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

  • C.

    Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

  • D.

    Một người đã khóc vì trót lừa một con chó

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

  • A.

    Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”

  • B.

     Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

  • C.

    Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng:

       - Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?

  • D.

    Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ ở đáp án B không chứa câu nghi vấn

Câu 2 :

Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?

  • A.

    Nghệ thuật viết thư pháp.

  • B.

    Nghệ thuật vẽ tranh.

  • C.

    Nghệ thuật viết văn bản.

  • D.

    Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là nghệ thuật viết thư pháp.

Câu 3 :

Bài thơ "Ông đồ" gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A.

    Tiếp thu những nền văn hóa mới

  • B.

    Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

  • C.

    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

  • D.

    Không dung nạp văn hóa ngoại lai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ gửi đến chúng ta bài học trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu trên thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc

Câu 5 :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì?

  • A.

    Thể thơ tự do

  • B.

    Thể thơ 8 chữ

  • C.

    Thể thơ thất ngôn bát cú

  • D.

    Thể thơ tứ tuyệt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại số câu của mỗi dòng thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ 8 chữ

Câu 6 :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

  • A.

    Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

  • B.

    Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

  • C.

    Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

  • D.

    Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tư tưởng của văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Câu 7 :

Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A.

    Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều

         Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.

  • B.

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

  • C.

    Ai làm cho bể kia đầy

         Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

  • D.

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các phương án đã cho

Lời giải chi tiết :

Ai làm cho bể kia đầy

     Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là nghệ thuật của Hịch tướng sĩ?

Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng

Giọng điệu thiết tha, trìu mến

Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

Đáp án

Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng

Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

 

Câu 9 :

Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?

  • A.

    Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

  • B.

    Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.

  • C.

    Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

  • D.

    Một con người giàu lòng yêu thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ làm hiện lên hình ảnh yêu thiên nhiên và luôn lạc quan của Bác

Câu 10 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thế Lữ? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Bắc Ninh

  • D.

    Hải Dương 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta

Câu 12 :

“Nhớ rừng” được trích từ?

  • A.

    Đất rừng phương Nam

  • B.

    Quê ngoại

  • C.

    Mấy vần thơ

  • D.

    Tuyển tập Thế Lữ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

Câu 13 :

Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

  • B.

    Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • C.

    Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • D.

    Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhan đề và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô là bản dịch sát nhất

Câu 14 :

Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

  • A.

    Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

  • B.

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

  • C.

    Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

  • D.

    Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

Lời giải chi tiết :

Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

Câu 15 :

Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:

  • A.

    Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

  • B.

    Hãy bỏ ngay thuốc lá!

  • C.

    Anh có thể tắt thuốc lá được không?

  • D.

    Anh tắt thuốc lá đi!

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý hình thức các câu trên

Lời giải chi tiết :

Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá là câu trần thuật.

Câu 16 :

Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?

  • A.

    Ông đồ rất tài hoa.

  • B.

    Ông đồ viết văn rất hay.

  • C.

    Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.

  • D.

    Ông đồ có nét chữ bình thường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên ca ngợi ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.

Câu 17 :

Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?

  • A.

    Khuyên bảo  

  • B.

    Đề nghị     

  • C.

    Xúi giục

  • D.

     Van xin

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói đã cho ở đề bài

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên thuộc kiểu hành động đề nghị

Câu 18 :

Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

  • A.

    Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

  • B.

    Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

  • C.

    Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

  • D.

    Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình

Câu 19 :

Trong các bài thơ đã học dưới đây, bài thơ nào không được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?

  • A.

    Ngắm trăng

  • B.

    Đi đường

  • C.

    Rằm tháng riêng

  • D.

    Hai chữ nước nhà

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các bài thơ mà em đã học ở các lớp dưới

Lời giải chi tiết :

Hai chữ nước nhà không sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt

Câu 20 :

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

  • A.

    Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

  • B.

    Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

  • C.

    Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

  • D.

    Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền bắt giữ rồi bị giải tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết tác phẩm Nhật kí trong tù.

Câu 21 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ

Lời giải chi tiết :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động trình bày

Câu 22 :

Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Quân Trung từ mệnh tập,

  • B.

    Bình Ngô Đại Cáo

  • C.

    Bàn về phép học

  • D.

    Chí Linh sơn phú

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...

Câu 23 :

Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

  • A.

    Văn xuôi hiện thực

  • B.

    Văn xuôi lãng mạn

  • C.

    Thơ mới

  • D.

    Kịch nói

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

Câu 24 :

 Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:

  • A.

    Người dạy học nói chung.

  • B.

    Người dạy học chữ nho xưa.

  • C.

    Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.

  • D.

    Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn bản để dịch nghĩa nhan đề

Lời giải chi tiết :

Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên nhằm chỉ người dạy học chữ nho xưa.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu sau đây thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu được trích dẫn

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc kiểu hành động thông báo

Câu 26 :

Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì ?

  • A.

    Hành động đề cao bài học cảnh giác.

  • B.

    Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ, tập dượt cung tên.

  • C.

    Tích cực tìm hiểu cuốn sách: “Binh thư yếu lược”.

  • D.

    Gồm cả A, B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả những ý trên đều là yêu cầu của Trần Quốc Tuấn

Câu 27 :

Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

  • A.

    Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?

  • B.

    Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

  • C.

    Bao giờ bạn được nghỉ tết?

  • D.

    Bạn bao nhiêu tuổi?

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án ở câu B không dùng để hỏi

Câu 28 :

Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?

  • A.

    Câu 1    

  • B.

    Câu 2    

  • C.

    Câu 3

  • D.

    Câu 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại 4 câu thơ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Câu thơ thứ ba diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ

Câu 29 :

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

  • A.

    Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

  • B.

    Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

  • C.

    Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

  • D.

    Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn 

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có câu chủ đề nằm đầu đoạn

Câu 30 :

Trong các câu sau câu nào KHÔNG phải là câu cảm thán?

  • A.

     Thương thay cũng một kiếp người!

  • B.

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

  • C.

    Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

  • D.

    Một người đã khóc vì trót lừa một con chó

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét về nghĩa và dấu hiệu trong câu

Lời giải chi tiết :

Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! không phải là một câu cảm thán.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.