Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

      Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. 

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

     “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cụm từ “Một vành đai phòng thủ kiên cố” có là cụm danh từ không?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Trong văn bản Con chào mào, chiếc lồng trong ý nghĩ của nhà thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Sự lo sợ

  • B.

    Tình yêu mến

  • C.

    Sự trân trọng

  • D.

    Sự kìm giữ

Câu 4 :

Đề tài của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

  • A.

    Đề tài thiên nhiên

  • B.

    Đề tài gia đình

  • C.

    Đề tài trẻ em

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
      

  • B.

    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
       

  • C.

    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

       

  • D.

    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là nhận xét đúng nhất về mẹ của Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa?

Hiểu chuyện, có lòng tự trọng

Khôn ngoan, khéo léo

Hiền lành, đôn hậu

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?

           Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Đúng
Sai
Câu 8 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Thông điệp của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là gì?

Sự sẻ chia trong cuộc sống

Chăm sóc và yêu thương trẻ em

Tình bạn đẹp là sự thấu hiểu

Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, tiếng chim và làn gió ra đời giúp trẻ con cảm nhận điều gì?

Âm thanh

Màu sắc

Tình yêu thương

Câu 14 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Câu 15 :

Xác định cụm động từ trong câu sau “Chúng em đã làm xong bài tập”?

  • A.

    Chúng em

  • B.

    đã làm 

  • C.

     xong bài tập

  • D.

    đã làm xong bài tập

Câu 16 :

Đâu không phải ý nghĩa của việc lặp lại câu thơ "triu... uýt... huýt... tu hiu..."?

  • A.

    Tạo âm thanh

  • B.

    Tạo nhịp điệu

  • C.

    Tạo điểm nhấn

  • D.

    Tạo hình tượng

Câu 17 :

Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:

  • A.

    Một em học sinh lớp 6

  • B.

    Tất cả lớp

  • C.

    Con trâu

  • D.

    Cô gái mắt biếc

Câu 18 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Câu 19 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 20 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

  • B.

    Thủ pháp đối lập

  • C.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 21 :

Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn

  • B.

    Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn

  • C.

    Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau

  • D.

    Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm 

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 23 :

Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A.

    Còn đang

  • B.

    Nô đùa

  • C.

    Trên

  • D.

    Bãi biển

Câu 24 :

Thơ của Mai Văn Phấn được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?

  • A.

    35

  • B.

    36

  • C.

    37

  • D.

    38

Câu 25 :

Về văn xuôi, Ta-go không đề cập đến lĩnh vực nào?

  • A.

    Xã hội

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Chính trị

  • D.

    Giáo dục

Câu 26 :

Tác phẩm Giọt nắng của Mai Văn Phấn thuộc thể loại nào?

  • A.

    Phê bình văn học

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Thơ

  • D.

    Truyện ngắn

Câu 27 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ ca của Ta-go?

  • A.

    Tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc

  • B.

    Tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng

  • D.

    Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Câu 30 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

      Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. 

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

     “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cụm từ “Một vành đai phòng thủ kiên cố” có là cụm danh từ không?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu trên và thử viết ra các thành phần xem có ra cụm danh từ không.

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc cụm danh từ trên: Một / vành đai / phòng thủ/ kiên cố

Câu 3 :

Trong văn bản Con chào mào, chiếc lồng trong ý nghĩ của nhà thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Sự lo sợ

  • B.

    Tình yêu mến

  • C.

    Sự trân trọng

  • D.

    Sự kìm giữ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếc lồng biểu hiện cho sự kìm giữ, hạn chế.

Câu 4 :

Đề tài của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

  • A.

    Đề tài thiên nhiên

  • B.

    Đề tài gia đình

  • C.

    Đề tài trẻ em

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem văn bản Gió lạnh đầu mùa

Lời giải chi tiết :

Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn xuất sắc về đề tài trẻ em của Thạch Lam.

Câu 5 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
      

  • B.

    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
       

  • C.

    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

       

  • D.

    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ rồi suy ra nghĩa câu thơ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là nhận xét đúng nhất về mẹ của Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa?

Hiểu chuyện, có lòng tự trọng

Khôn ngoan, khéo léo

Hiền lành, đôn hậu

Đáp án

Hiểu chuyện, có lòng tự trọng

Lời giải chi tiết :

Mẹ của Hiên được khắc họa là người hiểu chuyện và tự trọng.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?

           Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Thành phần trong ngoặc kép không đánh dấu từ ngữ mà đánh dấu lời thoại.

Câu 8 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung trên hoàn toàn đúng.

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Thông điệp của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là gì?

Sự sẻ chia trong cuộc sống

Chăm sóc và yêu thương trẻ em

Tình bạn đẹp là sự thấu hiểu

Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống

Đáp án

Chăm sóc và yêu thương trẻ em

Phương pháp giải :

Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” chuyển tải thông điệp về tình yêu thương và chăm sóc trẻ em.

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ

Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, tiếng chim và làn gió ra đời giúp trẻ con cảm nhận điều gì?

Âm thanh

Màu sắc

Tình yêu thương

Đáp án

Âm thanh

Phương pháp giải :

Em xem lại phần Sự ra đời của thiên nhiên

Lời giải chi tiết :

Tiếng chim, làn gió: Giúp trẻ con cảm nhận âm thanh.

Câu 14 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ xem từ nào là từ xưng hô

Lời giải chi tiết :

“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô

Câu 15 :

Xác định cụm động từ trong câu sau “Chúng em đã làm xong bài tập”?

  • A.

    Chúng em

  • B.

    đã làm 

  • C.

     xong bài tập

  • D.

    đã làm xong bài tập

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết và chọn đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết :

Chúng em đã làm xong bài tập có cụm động từ đã làm xong bài tập

Câu 16 :

Đâu không phải ý nghĩa của việc lặp lại câu thơ "triu... uýt... huýt... tu hiu..."?

  • A.

    Tạo âm thanh

  • B.

    Tạo nhịp điệu

  • C.

    Tạo điểm nhấn

  • D.

    Tạo hình tượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tạo hình tượng không phải là ý nghĩa của việc lặp lại câu thơ "triu... uýt... huýt... tu hiu...".

Câu 17 :

Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:

  • A.

    Một em học sinh lớp 6

  • B.

    Tất cả lớp

  • C.

    Con trâu

  • D.

    Cô gái mắt biếc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm cụm nào có đủ 3 phần

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc cụm danh từ có 3 phần: Một / em / học sinh / lớp 6

Câu 18 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.

Câu 19 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại bài thơ, chú ý những lời thoại có trong bài

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại

Câu 20 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

  • B.

    Thủ pháp đối lập

  • C.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:

- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.

- Thủ pháp đối lập

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

Câu 21 :

Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn

  • B.

    Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn

  • C.

    Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau

  • D.

    Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và xét xem sự việc nào quyết định đến tư tưởng truyện

Lời giải chi tiết :

Sơn tặng áo ấm cho Hiên là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhận định

Lời giải chi tiết :

Thơ và văn đều sử dụng điệp từ, điệp ngữ

Câu 23 :

Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A.

    Còn đang

  • B.

    Nô đùa

  • C.

    Trên

  • D.

    Bãi biển

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét xem động từ nào là chính trong phần trung tâm.

Lời giải chi tiết :

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về địa điểm, nguyên nhân, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức

Câu 24 :

Thơ của Mai Văn Phấn được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?

  • A.

    35

  • B.

    36

  • C.

    37

  • D.

    38

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Thơ của Mai Văn Phấn được dịch ra 36 thứ tiếng trên thế giới.

Câu 25 :

Về văn xuôi, Ta-go không đề cập đến lĩnh vực nào?

  • A.

    Xã hội

  • B.

    Kinh tế

  • C.

    Chính trị

  • D.

    Giáo dục

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục.

Câu 26 :

Tác phẩm Giọt nắng của Mai Văn Phấn thuộc thể loại nào?

  • A.

    Phê bình văn học

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Thơ

  • D.

    Truyện ngắn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại tác phẩm chính

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Giọt nắng – Mai Văn Phấn.

Câu 27 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều đúng khi nhận xét về truyện.

Câu 28 :

Đâu không phải là đặc điểm thơ ca của Ta-go?

  • A.

    Tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc

  • B.

    Tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng

  • D.

    Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp.

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Đáp án

Tiêu cực

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Đây là vấn đề tiêu cực.

Câu 30 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

 Chủ đề “Lớp học là mái nhà thứ hai của em” không phù hợp bởi chủ đề này nói về môi trường lớp học.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.