Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?

           Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Đúng
Sai
Câu 2 :

Câu nào sau đây không chứa hình ảnh nhân hóa?

  • A.

    Trâu ơi, ta bảo trâu này

    Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

  • B.

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

  • C.

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  • D.

    Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 3 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Câu 5 :

So sánh là gì?

  • A.

    Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • B.

    Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

  • C.

    Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

  • D.

    Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 6 :

Đâu là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài?

  • A.

    Vượt thác

  • B.

    Quê hương

     

  • C.

    Con cáo và chùm nho

  • D.

    Dế mèn phiêu lưu kí

     

     

Câu 7 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Câu 8 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tô Hoài? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Câu 9 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

      Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. 

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

     “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 11 :

Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
       

  • B.

    Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
       

  • C.

    Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
       

  • D.

    Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 12 :

Tên thật của Xuân Quỳnh là gì?

  • A.

    Nguyễn Quỳnh Xuân

  • B.

    Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

  • C.

    Phan Thị Thanh Nhàn

  • D.

    Lâm Thị Mĩ Dạ

Câu 13 :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình thầy trò

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình yêu đôi lứa

Câu 14 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Câu 15 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.

    Tôi

  • B.

    Tôi, nó

  • C.

    Tôi, Kiều Phương

  • D.

    Nó, Mèo

Câu 16 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
      

  • B.

    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
       

  • C.

    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

       

  • D.

    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 17 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Câu 18 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Câu 19 :

Từ “cảm hóa” trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn được hiểu là?

  • A.

    Thu phục con vật hoang dã của tự nhiên

  • B.

    Kết nối yêu thương qua lại, làm cho gần gũi hơn.

  • C.

    Khiến con vật hoang dã phục tùng cho mình

  • D.

    Cảm mến vạn vật trong cuộc sống

Câu 20 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi trình bày, em nên mang bài viết của mình lên đọc lại để tránh quên hay nhầm lẫn”

Đúng
Sai
Câu 22 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 23 :

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A.

    Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)

  • B.

    Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

  • C.

    Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

  • D.

    Vế A, vế B

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 25 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B.

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C.

    Sự thay đổi của xã hội

  • D.

    Sự thay đổi của con người

Câu 26 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Xuân Quỳnh?

  • A.

    1942 - 1988

  • B.

    1943 - 1986

  • C.

    1945 - 1989

  • D.

    1944 - 1988

Câu 27 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 28 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A.

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C.

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D.

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 29 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Câu 30 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?

           Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Thành phần trong ngoặc kép không đánh dấu từ ngữ mà đánh dấu lời thoại.

Câu 2 :

Câu nào sau đây không chứa hình ảnh nhân hóa?

  • A.

    Trâu ơi, ta bảo trâu này

    Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

  • B.

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

  • C.

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  • D.

    Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái là một câu trần thuật bình thường, không chứa hình ảnh nhân hóa.

Câu 3 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện là bài học về thái độ trước thành công của người khác.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

Em xem lại bài viết của mình

Lời giải chi tiết :

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Câu 5 :

So sánh là gì?

  • A.

    Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • B.

    Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

  • C.

    Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

  • D.

    Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 6 :

Đâu là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài?

  • A.

    Vượt thác

  • B.

    Quê hương

     

  • C.

    Con cáo và chùm nho

  • D.

    Dế mèn phiêu lưu kí

     

     

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các văn bản

Lời giải chi tiết :

Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài

Câu 7 :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tô Hoài

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 8 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tô Hoài? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Câu 9 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

      Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. 

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A.

    Ðiếu, mày”

  • B.

     “Dạ”, “Ừ”

  • C.

    “Bẩm bốc”

  • D.

    “bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 11 :

Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
       

  • B.

    Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
       

  • C.

    Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
       

  • D.

    Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có nội dung chính là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 12 :

Tên thật của Xuân Quỳnh là gì?

  • A.

    Nguyễn Quỳnh Xuân

  • B.

    Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

  • C.

    Phan Thị Thanh Nhàn

  • D.

    Lâm Thị Mĩ Dạ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

Câu 13 :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình thầy trò

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình yêu đôi lứa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về tình bạn.

Câu 14 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên

Câu 15 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.

    Tôi

  • B.

    Tôi, nó

  • C.

    Tôi, Kiều Phương

  • D.

    Nó, Mèo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”

Câu 16 :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
      

  • B.

    Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
       

  • C.

    Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

       

  • D.

    Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ rồi suy ra nghĩa câu thơ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được.

Câu 17 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 18 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm từ nào mà cả 2 tiếng đều có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “đông đủ” là từ mà cả 2 tiếng đều có nghĩa vì vậy nó là từ ghép

Câu 19 :

Từ “cảm hóa” trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn được hiểu là?

  • A.

    Thu phục con vật hoang dã của tự nhiên

  • B.

    Kết nối yêu thương qua lại, làm cho gần gũi hơn.

  • C.

    Khiến con vật hoang dã phục tùng cho mình

  • D.

    Cảm mến vạn vật trong cuộc sống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và luận điểm ý nghĩa của cuộc gặp gỡ.

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản, "cảm hóa" là "làm cho gần gũi hơn..." và kết nối yêu thương qua lại.

Câu 20 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết từ ghép và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “đỏ au” là từ ghép

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi trình bày, em nên mang bài viết của mình lên đọc lại để tránh quên hay nhầm lẫn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em theo dõi các bạn trình bày và yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi em cầm và đọc lại toàn bộ bài viết sẽ không đúng với yêu cầu của bài nói, bài nói thiếu hấp dẫn và không có sự tương tác với người nghe.

Câu 22 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung để chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Truyện không viết về loài vật

Câu 23 :

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A.

    Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)

  • B.

    Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

  • C.

    Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

  • D.

    Vế A, vế B

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);

+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 25 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B.

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C.

    Sự thay đổi của xã hội

  • D.

    Sự thay đổi của con người

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bài thơ kể về sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh.

Câu 26 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Xuân Quỳnh?

  • A.

    1942 - 1988

  • B.

    1943 - 1986

  • C.

    1945 - 1989

  • D.

    1944 - 1988

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

Câu 27 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 28 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A.

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C.

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D.

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu ca dao

Lời giải chi tiết :

Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.

Câu 29 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

 Chủ đề “Lớp học là mái nhà thứ hai của em” không phù hợp bởi chủ đề này nói về môi trường lớp học.

Câu 30 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Đáp án

Tiêu cực

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Đây là vấn đề tiêu cực.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.