Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 3 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

  • A.

    Hoán dụ và ẩn dụ

  • B.

    So sánh và nhân hóa

  • C.

    Điệp từ và liệt kê

  • D.

    Điệp từ và hoán dụ 

Câu 4 :

Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

  • A.

     Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 5 :

Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?

  • A.

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Thơ

Câu 6 :

Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về quê hương, đất nước?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • C.

    Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

  • D.

    Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Câu 9 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Câu 10 :

Bài ca dao sau viết theo thể thơ nào?

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

  • A.

    Thể thơ lục bát 

  • B.

    Thể thơ 6 chữ

  • C.

    Thể thơ 8 chữ

  • D.

    Thể thơ khác

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 2 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Câu 3 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

  • A.

    Hoán dụ và ẩn dụ

  • B.

    So sánh và nhân hóa

  • C.

    Điệp từ và liệt kê

  • D.

    Điệp từ và hoán dụ 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp điệp từ và liệt kê.

Câu 4 :

Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

  • A.

     Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

 hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối nhân hóa

Câu 5 :

Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?

  • A.

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây tre Việt Nam thuộc thể loại kí

Câu 6 :

Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về quê hương, đất nước?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • C.

    Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

  • D.

    Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

- Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ cổ chai là nghĩa chuyển của từ cổ theo phương thức ẩn dụ

Câu 9 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu trên lấy cái cụ thể (trồng cây) để nói về cái trừu tượng (đào tạo giáo dục con người).

Câu 10 :

Bài ca dao sau viết theo thể thơ nào?

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

  • A.

    Thể thơ lục bát 

  • B.

    Thể thơ 6 chữ

  • C.

    Thể thơ 8 chữ

  • D.

    Thể thơ khác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại số tiếng trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

2 câu đầu có 7 tiếng, 2 câu thơ sau là thơ lục bát

=> Thể thơ: song thất lục bát.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.