Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B.

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C.

    Sự thay đổi của xã hội

  • D.

    Sự thay đổi của con người

Câu 2 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A.

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C.

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D.

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”

(Hai cây phong)

Đúng
Sai
Câu 4 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 5 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Câu 6 :

Hình ảnh thơ trong tác phẩm Mây và sóng có đặc điểm gì?

  • A.

    Mộc mạc, bình dị

  • B.

    Trong sáng, hồn nhiên

  • C.

    Giàu chất trữ tình, mang ý nghĩa biểu tượng

  • D.

    Đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các câu sau đây đều có điệp ngữ, đúng hay sai?
1. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
2. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
3. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
4. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra

Đúng
Sai
Câu 8 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.

    Tôi

  • B.

    Tôi, nó

  • C.

    Tôi, Kiều Phương

  • D.

    Nó, Mèo

Câu 9 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A.

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B.

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C.

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D.

    Em gái vẽ sai về mình

Câu 10 :

Tìm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

               Màu xanh bắt đầu cỏ

               Màu xanh bắt đầu cây

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp ngữ

  • D.

    So sánh 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?

  • A.

    Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh

  • B.

    Sự phát triển của thiên nhiên

  • C.

    Sự thay đổi của xã hội

  • D.

    Sự thay đổi của con người

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bài thơ kể về sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh.

Câu 2 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A.

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B.

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C.

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D.

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu ca dao

Lời giải chi tiết :

Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”

(Hai cây phong)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xét xem lời văn trên có phải lời đối thoại không.

Lời giải chi tiết :

Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời độc thoại

Câu 4 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại bài thơ, chú ý những lời thoại có trong bài

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại

Câu 5 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

“Truyền kì mạn lục” là tên tác phẩm; “thiên cổ kì bút” là cụm từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 6 :

Hình ảnh thơ trong tác phẩm Mây và sóng có đặc điểm gì?

  • A.

    Mộc mạc, bình dị

  • B.

    Trong sáng, hồn nhiên

  • C.

    Giàu chất trữ tình, mang ý nghĩa biểu tượng

  • D.

    Đậm đà bản sắc dân tộc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sử dụng hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các câu sau đây đều có điệp ngữ, đúng hay sai?
1. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
2. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
3. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
4. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem có phải câu nào cũng có điệp ngữ hay không

Lời giải chi tiết :

Câu (4) không có điệp ngữ

Câu 8 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A.

    Tôi

  • B.

    Tôi, nó

  • C.

    Tôi, Kiều Phương

  • D.

    Nó, Mèo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”

Câu 9 :

Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A.

    Em gái mình vẽ không đẹp

  • B.

    Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

  • C.

    Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

  • D.

    Em gái vẽ sai về mình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 10 :

Tìm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

               Màu xanh bắt đầu cỏ

               Màu xanh bắt đầu cây

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp ngữ

  • D.

    So sánh 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên sử dụng điệp ngữ “màu xanh bắt đầu”.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.