Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của bài thơ Qua Đèo Ngang là?

  • A.

    Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, hoang sơ và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả

  • B.

    Miêu tả cảnh Đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ

  • C.

    Miêu tả con người ở Đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 2 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của Bạn đến chơi nhà?

  • A.

    Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

  • B.

    Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

  • C.

    Giọng thơ chất phác, hồn nhiên

  • D.

    Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

Câu 3 :

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết trong khoảng thời gian nào?

  • A.

    Khi Nguyễn Khuyến làm quan

  • B.

    Khi Nguyễn Khuyến lui về ở quê nhà 

  • C.

    Khi Nguyễn Khuyến sang nhà bạn chơi

  • D.

    Khi Nguyễn Khuyến chuẩn bị thi khoa bảng

Câu 4 :

Trong bài Xa ngắm thác Núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác Núi Lư với điều gì?

  • A.

    Dải lụa

  • B.

    Cánh đồng

  • C.

    Dải Ngân Hà

  • D.

    Con đường

Câu 5 :

Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây:

- Bác đã đi rồi sao bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

  • A.

    Đi – thế giới – trường sinh

  • B.

    Đi – lên đường – nhẹ cánh tay

  • C.

    Đẹp – lên đường – tuổi xuân

  • D.

    Nắng – thế giới – cánh tay

Câu 6 :

Từ đồng nghĩa là gì?

  • A.

    Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

  • B.

    Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau

  • C.

    Là những từ có âm đọc giống hệt nhau

  • D.

    Là những từ có nghĩa giống hệt nhau

Câu 7 :

Dịch nghĩa câu thơ “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” có nghĩa là gì?

  • A.

    Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về

  • B.

    Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng

  • C.

    Trẻ con gặp mặt không quen biết

  • D.

    Cười hỏi: “Khách nơi nào đến?”

Câu 8 :

Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao… nước, nước mà… non.

  • A.

    Xa- gần

  • B.

    Đi- về

  • C.

    Nhớ- quên

  • D.

    Cao- thấp

Câu 9 :

Cặp từ nào dưới đây không trái nghĩa với nhau?

  • A.

    Li- hồi

  • B.

    Vấn- lai

  • C.

    Thiếu- lão

  • D.

    Tiểu- đại

Câu 10 :

Ước nguyện của tác giả trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là gì?

  • A.

    Có ngôi nhà mới

  • B.

    Giàu sang phú quý

  • C.

    Được làm quan to

  • D.

    Có ngôi nhà vững chắc cho mọi người

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của bài thơ Qua Đèo Ngang là?

  • A.

    Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, hoang sơ và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả

  • B.

    Miêu tả cảnh Đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ

  • C.

    Miêu tả con người ở Đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.

Câu 2 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của Bạn đến chơi nhà?

  • A.

    Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

  • B.

    Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

  • C.

    Giọng thơ chất phác, hồn nhiên

  • D.

    Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ không có tả cảnh ngụ tình

Câu 3 :

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết trong khoảng thời gian nào?

  • A.

    Khi Nguyễn Khuyến làm quan

  • B.

    Khi Nguyễn Khuyến lui về ở quê nhà 

  • C.

    Khi Nguyễn Khuyến sang nhà bạn chơi

  • D.

    Khi Nguyễn Khuyến chuẩn bị thi khoa bảng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

Câu 4 :

Trong bài Xa ngắm thác Núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác Núi Lư với điều gì?

  • A.

    Dải lụa

  • B.

    Cánh đồng

  • C.

    Dải Ngân Hà

  • D.

    Con đường

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phép so sánh, lối nói phóng đại: thác nước – dải Ngân Hà, qua đó cho thấy sự mạnh mẽ, kì vĩ của thiên nhiên

Câu 5 :

Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây:

- Bác đã đi rồi sao bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

  • A.

    Đi – thế giới – trường sinh

  • B.

    Đi – lên đường – nhẹ cánh tay

  • C.

    Đẹp – lên đường – tuổi xuân

  • D.

    Nắng – thế giới – cánh tay

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Các từ đồng nghĩa: đi rồi- lên đường- nhẹ cánh bay đều chỉ sự ra đi của Bác, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam

Câu 6 :

Từ đồng nghĩa là gì?

  • A.

    Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

  • B.

    Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau

  • C.

    Là những từ có âm đọc giống hệt nhau

  • D.

    Là những từ có nghĩa giống hệt nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

Câu 7 :

Dịch nghĩa câu thơ “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” có nghĩa là gì?

  • A.

    Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về

  • B.

    Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng

  • C.

    Trẻ con gặp mặt không quen biết

  • D.

    Cười hỏi: “Khách nơi nào đến?”

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu thơ nói về giọng quê và mái tóc của tác giả

Câu 8 :

Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao… nước, nước mà… non.

  • A.

    Xa- gần

  • B.

    Đi- về

  • C.

    Nhớ- quên

  • D.

    Cao- thấp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nghĩa cẩu 2 câu thơ và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao nhớ nước, nước mà quên non.

Câu 9 :

Cặp từ nào dưới đây không trái nghĩa với nhau?

  • A.

    Li- hồi

  • B.

    Vấn- lai

  • C.

    Thiếu- lão

  • D.

    Tiểu- đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nắm nghĩa của các từ ngữ trên

Lời giải chi tiết :

Vì “vấn” nghĩa là hỏi, lai nghĩa là “tới”

Câu 10 :

Ước nguyện của tác giả trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là gì?

  • A.

    Có ngôi nhà mới

  • B.

    Giàu sang phú quý

  • C.

    Được làm quan to

  • D.

    Có ngôi nhà vững chắc cho mọi người

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả mong ước có ngôi nhà vững chắc cho mọi người nghèo khó.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.