Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm proton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia \({\beta ^ - }\)gồm các hạt electron. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.
Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm proton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia \({\beta ^ - }\)gồm các hạt electron. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.
Nhận định nào sau đây đúng?
Nhận định nào sau đây đúng?
Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang điện dương.
Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông.
Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân.
Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.
Đáp án: B
Sử dụng dữ kiện đề bài cho để trả lời câu hỏi.
- Lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là lực hút, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclon với nhau => D sai.
- Lực hạt nhân không phải lực tĩnh điện, nó không phụ thuộc vào điện tích của nuclon => C sai.
- Bên trong hạt nhân vẫn tồn tại lực đẩy giữa các hạt mang điện dương, nhưng có một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông gọi là lực tương tác mạnh => A sai, B đúng.
Nhận định nào sau đây đúng?
Nhận định nào sau đây đúng?
Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electron
Các hạt electron có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân.
Bên trong hạt nhân, các hạt proton tự biến đổi thành electron.
Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electron.
Đáp án: B
Sử dụng dữ kiện đề bài cho để trả lời câu hỏi.
- Bên trong hạt nhân chỉ chứa các nuclon (proton và notron) => A sai
- Dòng các electron hay tia \({\beta ^ - }\) có thể phóng ra từ hạt nhân là do notron phân rã tạo ra => B đúng
- Khi proton phân rã cho ra pozitron \(\left( {{\beta ^ + }} \right)\) là phản hạt của electron chứ không phải electron. Sau khi phân rã proton sẽ biến đổi thành 1 nuclon khác => C sai
- Các notron không thể tự động biến đổi thành electron được mà nó sẽ biến đổi thành 1 nuclon khác, electron chỉ là một sản phẩm nhỏ của quá trình biến đổi. Hơn nữa, trong bài đọc có thông tin là hạt nhân tự động phóng ra các tia phóng xạ chứ không phải là các notron => D sai.
Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do phóng xạ này tỏa ra xấp xỉ bằng:
Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do phóng xạ này tỏa ra xấp xỉ bằng:
E
2E
0
E/2
Đáp án: B
Giả sử hạt nhân Y phóng xạ \({\beta ^ - }\), hạt nhân con là X.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:
\({p_s} = {p_t}\)
\( \Rightarrow 0 = {p_e} + {p_X}\)
\( \Rightarrow \left| {{p_X}} \right| = \left| {{p_e}} \right|\)
\( \Rightarrow \left| {{m_X}{v_X}} \right| = \left| {{m_e}{v_e}} \right| > 0 \Rightarrow {v_X} > 0\)
Nhiệt lượng do phóng xạ tạo ra:
\(Q = {E_{de}} + {E_{dX}} > E + 0 > E\)
\( \Rightarrow Q = 2{\rm{E}}\)