Đề bài

Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu (hình vẽ):

  • A.
    \(T = 23,1N;{\rm{ }}N = 46,2N\)   
  • B.
    \(T = N = 23,1N\)
  • C.
    \(T = N = 46,2N\)            
  • D.
    \(T = 46,2N;N = 23,1N\)
Phương pháp giải

Điều kiện cân bằng của một chất điểm là hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0:

\(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + ... = \overrightarrow 0 \)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực căng \(\overrightarrow T \)

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow T  + \overrightarrow N  = \overrightarrow 0 \, \Leftrightarrow \overrightarrow P  + \overrightarrow N  =  - \overrightarrow T  \Leftrightarrow \overrightarrow P  + \overrightarrow N  = \overrightarrow {T'} \)

 

Từ hình vẽ ta có: \(\cos \alpha  = \dfrac{P}{{T'}} \Rightarrow T' = \dfrac{P}{{\cos \alpha }} = \dfrac{{40}}{{\cos 30}} \approx 46,2N\)

Vì T = T’ nên lực căng của dây là 46,2N

Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu: \(N = P.tan\alpha  = 40.tan{30^0} = 23,1N\)

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho vật cân bằng dưới tác dụng của 3 lực như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vật rắn có khối lượng $2kg$ nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha  = {30^0}\). Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) và bỏ qua ma sát.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vật rắn có khối lượng 5kg được treo cân bằng trên mặt phẳng thẳng đứng bằng một sợi dây như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\), góc \(\alpha  = {20^0}\). Phản lực N của mặt phẳng thẳng đứng có giá trị là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Một chiếc thuyền nằm trên bờ sông như hình vẽ. Biết \(\alpha  = {60^0}\), lực căng của dây \(T = 100N\). Lực do gió và nước tác dụng lên thuyền có giá trị:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Vật nặng \(m = 2,5kg\) chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang nhờ hai dây kéo nằm trong mặt phẳng ngang và hợp với nhau góc \(\alpha  = {60^0}\) không đổi. Lực kéo đặt vào mỗi dây là \(F = 10N\), lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang có giá trị là:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2.  Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>