Đề bài

Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì

  • A.
    Là vùng biển diễn ra nhiều tranh chấp giữa các quốc gia.
  • B.
    Biển Đông giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng.
  • C.
    Vùng biển rộng lớn, có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại.
  • D.
    Gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế.
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì:

- Biền Đông giàu tài nguyên khoáng sản và thủy hải sản

- Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.

- Có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và thế giới, đặc biệt là eo biển Malacca.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B.

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C.

    trung tâm châu Á

     

  • D.

    phía đông Đông Nam Á

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:

  • A.

    Cao Bằng

  • B.

    Hà Giang

  • C.

    Yên Bái

  • D.

    Lạng Sơn

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh:

  • A.

    Ninh Thuận

  • B.

    Khánh Hòa

  • C.

    Đà Nẵng

  • D.

    Phú Yên

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

  • A.

    vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

  • B.

    nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc

  • C.

    trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.

  • D.

    nằm ở trung tâm của châu Á.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta

  • A.

    Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc

  • B.

    Nằm trọn trong múi giờ số 8

  • C.

    Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • D.

     Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vùng đất là:

  • A.

    phần đất liền giáp biển

  • B.

    toàn bộ phần đất liền và các hải đảo

  • C.

    phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển

  • D.

    các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Campuchia

  • C.

    Lào

  • D.

    Thái Lan

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam –  Lào?

  • A.

    Móng Cái.

  • B.

    Lệ Thanh.

  • C.

    Mường Khương.

  • D.

    Cầu Treo.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

  • A.

    Quảng Ninh

  • B.

    Hà Nam

  • C.

    Ninh Bình

  • D.

     Ninh Thuận

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bộ phận nào sau đây được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền:

  • A.

    Lãnh hải

  • B.

    Vùng đặc quyền kinh tế

  • C.

    Nội thủy

  • D.

    Thềm lục địa

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

  • A.

    có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

  • B.

    có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

  • C.

    cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

  • D.

    nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

  • A.

    Trung Quốc và Lào

  • B.

    Lào và Cam- pu - chia

  • C.

    Cam-pu-chia và Trung Quốc.

  • D.

    Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

  • A.

    Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

  • B.

    Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

  • C.

    Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

  • D.

    Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :

  • A.

    Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

  • B.

    Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

  • C.

    Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

  • D.

    Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều:

  • A.

    Nhiều động vật quý hiếm

  • B.

    Tài nguyên khoáng sản

  • C.

    Bão và lũ lụt.

  • D.

     Vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

  • A.

    Đường ô tô và đường sắt.

  • B.

    Đường biển và đường sắt.

  • C.

    Đường hàng không và đường biển.

  • D.

    Đường ô tô và đường biển.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

  • A.

    chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  • B.

    có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt

  • C.

    có khí hậu hai mùa rõ rệt

  • D.

     mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A.

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B.

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C.

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D.

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại:

  • A.

    Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn

  • B.

    Giao thông Bắc – Nam trắc trở

  • C.

    Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn

  • D.

    Khí hậu phân hóa phức tạp

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là:

  • A.

    Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển

  • B.

    Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển

  • C.

    Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

  • D.

    Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới

Xem lời giải >>