Trên chiến trường về khía cạnh thuần túy quân sự, chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại, đó là?
-
A.
Quân đội đông đảo, chiến thuật đội hình tập trung, phòng thủ theo đội hình ô vuông.
-
B.
Quân đội đông đảo, chiến tranh trận địa, chiến thuật đội hình tập trung.
-
C.
Quân đội đông đảo, chiến thuật đội hình tản mát, phòng thủ theo đội hình ô vuông.
-
D.
Quân đội đông đảo, chiến tranh chiến hào, chiến thuật đội hình tản mát.
Phân tích, liên hệ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo một kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào một hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại một điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mát không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa hai phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.
Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt (vũ khí hóa học, súng máy, tàu ngầm, đạn pháo phá mảnh), là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Các nhà nghiên cứu quân sự đánh giá cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ 20 và với tư duy chiến thuật của thế kỷ 19 với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp. Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển lên mức cao hơn.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược nào?
-
A.
Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
-
B.
Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
-
C.
Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước.
-
D.
Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?
-
A.
Liên minh
-
B.
Hiệp ước
-
C.
Đồng minh
-
D.
Phe Trục
Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom
-
B.
Ném bom và thả hơi độc
-
C.
Mai phục và tiêu diệt
-
D.
Sử dụng tàu ngầm
Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?
-
A.
Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện
-
B.
Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu
-
C.
Thất bại của Đức trong trận Véc-đoong
-
D.
Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại
Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là
-
A.
Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc
-
B.
Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc
-
C.
Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước
-
D.
Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi đã thuộc về phe nào?
-
A.
Tư bản chủ nghĩa
-
B.
Xã hội chủ nghĩa
-
C.
Hiệp ước
-
D.
Liên minh
Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?
-
A.
Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng
-
B.
Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh
-
C.
Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp
-
D.
Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất
Vì sao Mĩ lại giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
-
B.
Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
-
C.
Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
-
D.
Sợ quân Đức tấn công
Quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
-
A.
Anh
-
B.
Pháp
-
C.
Mĩ
-
D.
Nhật Bản
Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
Bị thiệt hại nặng nề về sức người sức của
-
B.
Gây ra những mâu thuẫn trong phe Hiệp ước
-
C.
Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết
-
D.
Gây đau thương chết chóc cho nhân loại
Yếu tố nào tác động đến việc Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước
-
B.
Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu
-
C.
Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao
-
D.
Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
-
A.
Đế quốc
-
B.
Xâm lược
-
C.
Phi nghĩa
-
D.
Chính nghĩa
Vì sao lại gọi là chiến tranh thế giới?
-
A.
Cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc
-
B.
Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh
-
C.
Chiến tranh trên quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới
-
D.
Để lại những thiệt hại nặng nề về người và của
Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc?
-
A.
Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
-
B.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
-
C.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa
-
D.
Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước
Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga
-
B.
Mĩ chính thức tham chiến
-
C.
Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
-
D.
Nước Pháp tham chiến
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại bài học quan trọng nhất cho nhân loại là
-
A.
Phải biết yêu hòa bình.
-
B.
Phải biết lên án chiến tranh phi nghĩa.
-
C.
Phải biết lên án chiến tranh chính nghĩa.
-
D.
Phải biết yêu hòa bình và lên án chiến tranh phi nghĩa.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Vec – doong năm 1916 diễn ra ở nước nào?
-
A.
Anh.
-
B.
Đức.
-
C.
Pháp.
-
D.
Nga.
Ý nào sau đây không phải là kết cục của giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng.
-
B.
Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt.
-
C.
Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra.
-
D.
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công.