Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là:
-
A.
AA và aa
-
B.
Aa và aa
-
C.
AA và Aa
-
D.
AA, Aa và aa
AA → giao tử A
aa → giao tử a
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?
-
A.
Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
-
B.
Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
-
C.
Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
-
D.
Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Kiểu hình là gì?
-
A.
là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
-
B.
là hình dạng của cơ thể
-
C.
là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
-
D.
là hình thái kiểu cách của một con người
Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?
-
A.
Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.
-
B.
Alen trội và lặn tác động đồng trội.
-
C.
Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
-
D.
Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.
Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
-
A.
1 trội : 1 lặn.
-
B.
2 trội : 1 lặn.
-
C.
3 trội : 1 lặn.
-
D.
4 trội : 1 lặn.
Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
-
A.
mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
-
B.
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
-
C.
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
-
D.
ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
-
A.
một nhân tố di truyền quy định.
-
B.
một cặp nhân tố di truyền quy định.
-
C.
hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
-
D.
hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ
-
A.
2A : 1a
-
B.
3A : 1a.
-
C.
1A : 1a.
-
D.
1A : 2a.
Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?
-
A.
Xác định được các dòng thuần.
-
B.
Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
-
C.
Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
-
D.
Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
-
A.
100% hạt vàng.
-
B.
1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
-
C.
3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
-
D.
1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh thu được F1. cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 sẽ như thế nào?
-
A.
2 hạt vàng : 1 hạt xanh.
-
B.
1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
-
C.
3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
-
D.
1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:
-
A.
AA và aa
-
B.
Aa và aa
-
C.
AA và Aa
-
D.
AA, Aa và aa
Phép lai nào sau đây cho kết quả con lai 100% mang tính trạng lặn?
-
A.
AA × AA.
-
B.
AA × aa.
-
C.
aa × AA.
-
D.
aa × aa.
Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
-
A.
Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
-
B.
Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
-
C.
Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
-
D.
Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
-
A.
Toàn lông dài.
-
B.
3 lông ngắn : 1 lông dài.
-
C.
1 lông ngắn : 1 lông dài.
-
D.
Toàn lông ngắn.
Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm × thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
-
A.
AA × AA.
-
B.
AA × Aa.
-
C.
Aa × Aa.
-
D.
Aa × aa.
Thế nào là lai 1 cặp tính trạng?
-
A.
Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
-
B.
Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
-
C.
Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
-
D.
Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này:
-
A.
Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ
-
B.
Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ
-
C.
Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử
-
D.
Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1
Ở người tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt xanh. Một người nữ mắt nâu (Aa) lấy chồng mắt xanh (aa) thì các con họ sinh ra sẽ có:
-
A.
Mắt nâu; mắt xanh
-
B.
Màu mắt khác.
-
C.
Mắt nâu
-
D.
Mắt xanh
Kiểu gen là
-
A.
Tập hợp tất cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái
-
B.
Tổ hợp các gen nằm trên NST thường
-
C.
Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
-
D.
Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào
Với 2 alen B; b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:
-
A.
BB, bb
-
B.
B, b
-
C.
Bb
-
D.
BB, Bb, bb