Đề bài

Cho mạch điện RLC nối tiếp. Với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{1}{\pi }H\) và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = 200cos(100\pi t){\rm{ }}V\) . Điện dung C bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm L cực đại là:

  • A.

    \(\dfrac{{25}}{\pi }\mu F\)

  • B.

    \(\dfrac{{50}}{\pi }\mu F\)

  • C.

    \(\dfrac{{25\sqrt 3 }}{\pi }\mu F\)

  • D.

    \(\dfrac{{100}}{\pi }\mu F\)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có: C biến thiên để U­L max <=> xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện

\( \to {Z_L} = {Z_C}\)

Ta có: Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 100\pi \dfrac{1}{\pi } = 100\Omega \)

\( \to {Z_C} = 100\Omega  = \dfrac{1}{{\omega C}} \to C = \dfrac{1}{{\omega {Z_C}}} = \dfrac{1}{{100\pi .100}} = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F = \dfrac{{100}}{\pi }\mu F\)

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UC cực đại, dung kháng ZC có giá trị là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f.  Thay đổi C để UC cực đại, giá trị cực đại của UC là:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được . Điện áp hai đầu là U ổn định, tần số f. Thay đổi C để UCmax. Chọn hệ thức đúng?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp có điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t){\rm{ }}V\). Biết \(R = 10\sqrt 3 \Omega \) , \({Z_L} = 30\Omega \) và tụ điện có điện dụng C thay đổi được. Xác định C để UC  cực đại và giá trị cực đại của UC  bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có dạng \(u = 160\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t){\rm{ }}V\). Điều chỉnh C đến khi điện áp $U_{NB}$ đạt cực đại thì $U_{AN}=120 V$. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện cực đại có giá trị bằng:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì điện áp ULmax. Khi đó:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì công suất Pmax. Khi đó, Pmax đó được xác định bởi biểu thức:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì điện áp URmax. Khi đó, URmax đó được xác định bởi biểu thức:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì điện áp ULmax. Khi đó, ULmax đó được xác định bởi biểu thức:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(L,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi C đến khi C=C0 thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đoạn mạch xoay chiều RLC. Cuộn thuần cảm thuần cảm, tụ điện có điện dung thay đổi được, điện trở  thuần \(R{\rm{ }} = 100\Omega .\) Hiệu điện thế hai đầu mạch \(u = 200cos(100\pi t)V\) . Khi thay đổi điện dung của tụ điện thì cường độ hiệu dụng có giá trị cực đại là:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(R = 60\Omega ,{\rm{ }}L = \dfrac{{0,3}}{\pi }\left( H \right)\) , C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = 120cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2})V\) . Khi C=C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 100\Omega ,\) cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi \(C = {C_1} = \frac{{100}}{\pi }\mu F\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi  \(C = \frac{{{C_1}}}{2}\)thì điện áp ở đầu tụ điện đạt cực đại. Tần số góc ω bằng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho đoạn mạch không phân nhánh RLC, \(R{\rm{ }} = 80\Omega \) cuộn dây có điện trở trong \(r = 20\Omega \) , có độ tự cảm \(L = \dfrac{2}{\pi }H\), tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp hai đầu mạch điện có biểu thức \(u = 200\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t - }}\dfrac{\pi }{6})V\). Khi công suất tiêu thụ trên mạch đạt giá trị cực đại thì điện dung C của tụ điện và công suất sẽ là:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi URC cực đại, dung kháng ZC có giá trị là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp hai đầu là U ổn định, tần số f. Thay đổi C để URC cực đại, giá trị cực đại của URCmax là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có C thay đổi được. Khi C=C1 và C=C2 thì điện áp hai đầu cuộn cảm không thay đổi. Khi C=C0 thì UC đạt cực đại. Hệ thức nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa C1 , C2 và C0?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có C thay đổi được. Khi C=C1 và C=C2 thì công suất tỏa nhiệt trong mạch không thay đổi. Tìm hệ thức đúng trong các hệ thức sau?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ω không đổi. C thay đổi được, phát biểu nào sau đây sai?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

 Mạch điện AB gồm đoạn mạch AM và đoạn mạch MB nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp có biểu thức \(u = 220\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi t\left( V \right)\). Biết điện áp ở hai đầu đoạn AM sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc 300. Đoạn MB chỉ có một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng UAM + UMB có giá trị lớn nhất. Khi đó, điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là:

Xem lời giải >>