Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?
-
A.
Các con sông lớn.
-
B.
Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.
-
C.
Các vùng biển lớn.
-
D.
Các mỏ khoáng sản lớn.
Phương Đông là nơi xuất hiện sớm các nền văn hoá - văn minh, tiêu biểu là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng sớm xuất hiện nền văn hóa sông Hồng.
=> Liên hệ các nền văn hóa – văn minh lớn thuộc 4 quốc gia nêu trên và chỉ ra nhân tố tự nhiên gắn liền với quá trình hình thành chúng.
Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.
Ví dụ: Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.
Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?
Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ
Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á là chủng tộc
Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn
Ki –tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây của châu Á?
Khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất châu Á?
Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?
Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu
Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?
Đâu là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng mâu thuẫn xung đột sắc tộc và tôn giáo?
Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?