Đề bài

Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số p trong X+ là 11, trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Công thức hợp chất M là

  • A.

    (NH4)2CrO4 

  • B.

    (CH­4)2SO4 

  • C.

    (NH4)3PO4              

  • D.

    (NH4)2S2O3

Phương pháp giải

Đặt A, B là hai nguyên tố tạo ra cation X+

+) Từ dữ kiện tổng số p trong X+ là 11, biện luận tìm A và B

Đặt D, E là hai nguyên tố tạo ra anion Y3-

+) Từ dữ kiện số p trong Y3- là 47 và 2 nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị => lập hpt tìm số p của D, E

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đặt A, B là hai nguyên tố tạo ra cation X+

+) X+ có dạng AB4+ => pA + 4.pB = 11

=> pA = 7 (N) và pB = 1 (H), thỏa mãn NH4+, loại nghiệm pA = 3 (Li) và pB = 2 (He) do Li là kim loại và He là khí hiếm

+) Tương tự A2B3+ => 2.pA + 3.pB = 11 => vô nghiệm

Đặt D, E là hai nguyên tố tạo ra anion Y3-

+) Y3- có dạng: DE43- => pD + 4.pE = 47

Theo đề: Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị

=> pD + 7 = pE hoặc pD – 7 = pE

=> pD = 15 và pE = 8

=> Y3- là PO43-

+) Làm tương tự cho D2E33-, vô nghiệm

Vậy M là (NH4)3PO4

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

X, Y,Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R ?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hợp chất M được tạo bởi cation X+ và anion Y2-. Trong đó X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là  2s22p6 và Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp.  Xác định công thức phân tử của M.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ion R+ có tổng số hạt cơ bản là 57 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của R trong bảng HTTH là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tử M có công thức YX2, có cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử X, Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm (cột) và ở hai chu kì nhỏ (hàng) liên tiếp. Công thức phân tử của M là

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Một chất A có công thức MXOm. Tổng số hạt proton trong một phân tử A là 78. Trong một ion XOm- có số hạt electron bằng 41,03% tổng số hạt electron trong một phân tử A. Nguyên tố X thuộc chu kì 2. Tìm công thức của chất A

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức hóa học của hợp chất là

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc.

Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4.

Xác định tên hai kim loại kiềm.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

Xem lời giải >>