Đề bài

Sự kiện nào đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước?

 

  • A.

    Đánh thắng quân Tần xâm lược và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

     

  • B.

    Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

     

  • C.

    Sự đoàn kết của Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc đấu tranh chống Tần

     

  • D.

    Nhà nước Văn Lang được hình thành

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Để bảo vệ cuộc sống của mình, người Lạc Việt và người Tây Âu đã liên kết với nhau đánh thắng quân Tần xâm lược và đưa tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Theo anh(chị), khái niệm "truyền thống" là gì?

 

  • A.

    là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

     

  • B.

    là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

     

  • C.

    là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

     

  • D.

    là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cơ sở hạt nhân của lòng yêu nước Việt Nam là gì?

 

  • A.

    Mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung

     

  • B.

    Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang- Âu Lạc

     

  • C.

    Sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt xây dựng nên nhà nước Âu Lạc

     

  • D.

    Chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Biểu hiện nổi bật về lòng yêu nước của dân tộc Việt trong thời kì thời Bắc thuộc là gì?

 

  • A.

    Chống lại chính sách áp bức của phong kiến phương Bắc.

     

  • B.

    Chống lại các thế lực thân phương Bắc

     

  • C.

    Xây dựng một nền chính trị ổn định.

     

  • D.

    Chống đô hộ và chính sách đồng hóa.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

 

  • A.

    Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ

     

  • B.

    Phát triển nền văn minh Đại Việt

     

  • C.

    Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc

     

  • D.

    Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, …

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lòng yêu nước bắt nguồn từ

 

  • A.

    Tình cảm với tổ quốc

     

  • B.

    Tình cảm mang tính địa phương

     

  • C.

    Tình cảm mang tính dân tộc

     

  • D.

    Tính cảm mang tính quốc gia

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu không phải là nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập?

 

  • A.

    Xây dựng, phát triển kết hợp với bảo vệ đất nước

     

  • B.

    Tinh thần đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước

     

  • C.

    Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ

     

  • D.

    Tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa tự chủ

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Điểm chung của các dân tộc trên thế giới về xuất phát điểm lòng yêu nước là

 

  • A.

    Bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản trong không gian nhỏ hẹp

     

  • B.

    Đều bắt nguồn từ truyền thống chống giặc ngoại xâm

     

  • C.

    Đều bắt nguồn từ khát vọng xây dựng quốc gia hùng mạnh

     

  • D.

    Đều bắt nguồn từ lòng tự tôn dân tộc

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lòng yêu nước có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến?

 

  • A.

    Cơ sở vật chất để Đại Việt đánh thắng các thế lực ngoại xâm

     

  • B.

    Ngọn đuốc tinh thần cổ vũ nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước

     

  • C.

    Nền tảng để xây dựng một nền kinh tế- văn hóa tự chủ

     

  • D.

    Là vũ khí sắc bén chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hội nghị nào ở thế kỉ XIII thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng của quân dân Đại Việt trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm?

 

  • A.

    Hội nghị Bình Than

     

  • B.

    Hội nghị Diên Hồng

     

  • C.

    Hội thề Lũng Nhai

     

  • D.

    Hội thề Đông Quan

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” là quan niệm của nhà trí sĩ nào về vai trò của quần chúng nhân dân?

 

  • A.

    Trần Hưng Đạo

     

  • B.

    Lý Thường Kiệt

     

  • C.

    Nguyễn Trãi

     

  • D.

    Lê Lợi

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A.

    Lao động sáng tạo

  • B.

    Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau

  • C.

     Yêu nước và dũng cảm

  • D.

    Kiên cường, bất khuất

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là gì?

  • A.

    Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam.A

  • B.

    Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

  • C.

    Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

  • D.

    Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?

  • A.

    Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh

  • B.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc

  • C.

     Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn

  • D.

    Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc

Xem lời giải >>